Qua đó giúp các em có thể hiểu rõ hơn về nội dung bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình.
Đôi nét về thể loại: Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống nội tâm của con người. Trong đó:
- Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc
- Ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung của lời thơ dân ca.
Ca dao, dân ca là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động. Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,…trong quan hệ gia đình; những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người nông dân, người lao động trong quan hệ xã hội.
I. Đọc, hiểu văn bản
Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Câu 1
Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
Gợi ý:
- Bài 1: lời của mẹ hát ru con “ghi lòng con ơi”.
- Bài 2: nỗi nhớ mẹ của người con gái lấy chồng xa quê “trông về quê mẹ”.
- Bài 3: nỗi nhớ đối với ông bà “nhớ ông bà bấy nhiêu”.
- Bài 4: tình cảm anh em.
Câu 2 Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ mà em biết.
Gợi ý:
Tình cảm muốn diễn tả: Tình cảm của cha mẹ đối với con cái, nhắn nhủ con cái phải ghi nhớ công lao sinh thành của cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.
Cái hay của bài ca dao thể hiện ở: ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu. Sử dụng các biện pháp tu từ:
- Phép so sánh: công cha-núi ngất trời; nghĩa mẹ-nước biển đông.
- Phép đối xứng: cha-mẹ; núi-biển.
- Thể thơ lục bát dân gian.
- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ” Cù lao chín chữ” để thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
- Âm điệu tình cảm, sâu lắng đi vào lòng người.
Một số câu ca dao tương tự nói về công cha nghĩa mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Câu 3 Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Hãy nói rõ tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê trong bài 2. Thông qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật?
Gợi ý:
- Thời gian: “chiều chiều” gợi nhớ tâm trạng, nỗi niềm. Là thời điểm con người thường trở về nhà đoàn tụ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Còn đối với người con gái trong bài ca dao là một nỗi nhớ da diết về quê mẹ.
- Không gian: “ngõ sau” không gian vắng lặng, gợi sự cô đơn, lẻ loi.
- Hành động: “đứng” trông về quê mẹ, nơi vắng lặng, heo hút, cô đơn của người con gái xa quê.
- Nỗi niềm: “ruột đau chín chiều” diễn tả nỗi cô đơn, lạc lõng, tâm trạng nặng nề, đau xót của người con khi nhớ về quê mẹ thân thương.
Không gian và thời gian gợi nên một nỗi niềm nhớ thương, cũng như cảnh ngộ đầy sự cô đơn, buồn tủi, lẻ bóng của người con gái lấy chồng xa phải rời quê mẹ nơi mình đã sinh ra và lớn lên, gắn bó một khoảng đời người.
Câu 4
Nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà trong bài ca dao 3 được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó?
Gợi ý:
Những tình cảm đó được diễn tả bằng các biện pháp tu từ so sánh:
Hành động: “ngó lên” thể hiện sự tôn trọng thành kính với ông bà.
Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà”, gợi nhớ sự gắn bó rất đỗi thân thương mà cũng bình dị đối với ông bà.
Lối so sánh: “bao nhiêu…bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi của con cháu với ông bà. Đây là lối so sánh thường được dùng trong các bài ca dao, tương tự như câu ca dao sau:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Cái hay của cách diễn đạt: nằm ở cách dùng từ “ngó lên” chỉ sự thành kính và hình ảnh so sánh “nỗi nhớ – nuột lạt” ngoài ý nghĩa chỉ nỗi nhớ vô kể, không đếm được nó còn thể hiện sự kết nối bền chặt tình cảm máu mủ, huyết thống của những người trong gia đình mà cụ thể là con cháu với ông bà của mình.
Câu 5
Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?
Gợi ý:
- Tình cảm anh em thân thương được diễn tả:
Bằng các từ ngữ “chung”, “cùng chung”, “hòa thuận”, “vui vầy” để thể hiện rằng anh em luôn luôn hòa thuận, vui vẻ.
Bằng biện pháp so sánh: “thực thể tay chân”, anh em cũng như thể tay chân phải biết gắn kết, nương tựa vào nhau thì mới hòa thuận và vui vẻ, gia đình mới êm ấm.
- Từ ngữ mộc mạc, quen thuộc, dễ hiểu khi nói về sự gắn bó rất đỗi thân thương của tình cảm anh em.
- Bài ca dao muốn nhắc nhở: Tình cảm máu mủ rất quan trọng, phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì gia đình mới êm ấm, vui vẻ. Đặc biệt là tình cảm anh em phải biết hòa thuận, đoàn kết, thương yêu và che chở cho nhau.
Câu 6
Những biện pháp được cả bốn bài ca dao sử dụng?
Gợi ý:
- Những biện pháp nghệ thuật: Thể thơ lục bát, so sánh, đối lập, điệp ngữ
- Âm điệu mộc mạc, giản dị, tâm tình nhắn nhủ.
- Hình ảnh gần gũi, thân quen gắn bó với cuộc sống hằng ngày.
LUYỆN TẬP
Câu 1 Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?
Gợi ý:
- Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình: cha mẹ-con cái, mẹ con, ông bà-con cháu, anh em một nhà.
- Nhận xét: Đó là những tình cảm rất thiêng liêng, đáng quý, trân trọng của mối người; chúng ta cần phải giữ gìn và tôn trọng những tình cảm ấy.
Câu 2 Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Tìm đọc và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự?
Gợi ý:
Một số bài ca dao khác có nội dung tương tự:
“ Cánh cò cõng nắng cõng mưa
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương”
“Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời”
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức cả năm canh”
Hy vọng, những bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình sẽ giúp các em có nhiều dữ liệu để triển khai nội dung học tốt. Đồng thời, đây cũng là cách bồi bổ tâm hồn hiệu quả nhất.