I, TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
Câu 1 (Soạn Đặc điểm của văn bản biểu cảm trang 84-87): Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a, Bài “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì?
b, Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã phải làm như thế nào? (Gợi ý: Việc đem tấm gương mà ví với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với bài văn này?)
c, Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần Mở bài và Kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần Thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào?
d, Tình cảm và những đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn.
Trả lời:
a, Bài “Tấm gương” trích “U tôi” của tác giả Băng Sơn biểu đạt tình cảm ngợi ca tính trung thực của con người, đả kích thói xu nịnh, dối trá, lừa lọc.
b, Để biểu đạt được tình cảm đó, tác giả Băng Sơn đã phải mượn hình ảnh “tấm gương” ví von như người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực, thật thà bởi chiếc gương không bao giờ nói dối hay xu nịnh, luôn luôn phản ánh sự thật xung quanh. Qua việc nói về tấm gương, ca ngợi tấm gương là ngầm bày tỏ về sự trung thực, người có đức tính trung thực là hạnh phúc, được nhiều người yêu mến.
c, Bố cục bài viết gồm ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.
- Phần Mở bài và Kết bài đều nói về tấm gương, phẩm chất cao đẹp của tính trung thực, thật thà.
- Phần Thân bài trình bày những suy nghĩ, đề cập đến những đức tính cao đẹp của tấm gương chân thành, thẳng thắn…. Những điều này làm nổi bật lên chủ đề của văn bản “tấm gương”.
d, Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rất rõ ràng và chân thực. Điều này giúp bài văn giàu sức thuyết phục, hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
Câu 2 (Soạn Đặc điểm của văn bản biểu cảm trang 84-87): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Câu hỏi: Đoạn văn trên biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình.
Trả lời:
- Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng biểu hiện tình cảm đau khổ cô đơn của người con khi phải rời xa mẹ yêu quý của mình và cầu mong sự giúp đỡ, cảm thông của người khác.
- Tình cảm ở đoạn văn trên được thể hiện một cách trực tiếp.
- Dấu hiệu để em nhận biết được tình cảm trong đoạn văn được được thể hiện trực tiếp bởi trong đoạn văn xuất hiện những lời than vãn, kêu gọi, những câu hỏi biểu cảm vô cùng xót xa của người con.
II, LUYỆN TẬP
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a, Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa-học-trò?
b, Hãy tìm mạch ý của bài văn?
c, Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
Trả lời:
a, Bài văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu thể hiện tình cảm buồn mênh mang và cảm giác nhớ nhung trường lớp, nhớ thầy cô, bạn bè khi phải xa nhau trong những ngày nghỉ hè.
- Việc tác giả miêu tả hoa phượng là đang gián tiếp nói về tuổi học trò, nói về xảm xúc nhớ nhung, xao xuyến, bồi hồi, bâng khuâng khi phải xa nhau.
- Tác giả gọi hoa phượng là hoa-học-trò vì:
+ Mùa hoa phượng nở rực đỏ một góc trời cũng là thời gian mùa hè đến, báo hiệu sự chia tay của tuổi học trò.
+ Kỷ niệm tuổi học trò thường gắn liền với những bông hoa phượng vĩ ép chặt vào trang vở, gợi nhớ tuổi học trò hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.
b, Mạch ý xuyên suốt của bài văn là nỗi niềm hoa-học-trò (hoa phượng), cụ thể được thể hiện qua ba đoạn văn như sau:
- Đoạn 1: Hoa phượng vĩ gợi nhớ đến mùa chia tay của tuổi học trò.
- Đoạn 2: Hoa phượng một mình nơi góc sân trường khi đám học trò đã nghỉ hè.
- Đoạn 3: Thời gian nghỉ hè 3 tháng dài đằng đẵng, hoa phượng buồn khi không có ai.
c, Bài văn trên tác giả sử dụng hai hình thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp. Hình thức gián tiếp khi tác giả dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người, của tuổi học trò. Còn hình thức biểu cảm trực tiếp khi tác giả sử dụng những câu cảm thán, thể hiện cảm xúc nhớ nhung.