CHUẨN BỊ
a) Khi đọc văn bản thông tin thuật lại sự kiện nào đó theo mối quan hệ nguyên nhân, kết quả, học sinh cần chú ý:
Câu 1. Văn bản đó xuất hiện ở đâu, vào thời điểm nào, ý nghĩa của thời điểm đó là gì?
Trả lời:
Văn bản được đăng tải trên kienthuc.net.vn vào 28/04/2013.
Vào tháng 4 năm 2013 là tháng kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và ngày 30/4/1975, Phạm Tuyên đã sáng tác ra ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng”
Câu 2. Nội dung của văn bản thuật lại sự kiện gì? Và nó được nhắc đến trong phần nào của văn bản?
Văn bản thuật lại quá trình sáng tác bài hát của Phạm Tuyên. Từ lúc nghe tin chiến thắng đến lúc bài hát ra đời là 2 tiếng và cả cuộc đời của tác giả.
Sự kiện này được nhắc đến ở phần 2 của văn bản thông tin
Câu 3. Thứ tự triển khai nội dung văn bản như thế nào? Nguyên nhân? Diễn biến? Kết quả
Nguyên nhân:
Nghe tin chiến thắng ở sân bay Tân Sơn Nhất năm 1975 là cú hích quan trọng ra đời bài hát.
Diễn biến:
+ Trong không khí hân hoan nghe tin chiến thắng, Phạm Tuyên đã suy nghĩ nhanh chóng. Làm gì đó để góp vui cho mọi người.
+ Sau 2 tiếng bài hát được hoàn thành
+ Đến giây phút giải phóng giành chiến thắng. Bài hát sau đó mới được dàn dựng thu thanh phát đi khắp nơi
Kết quả:
+ Bài hát sau đó được dùng trong ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Bài hát được cất lên sau mỗi bản tin mừng chiến thắng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Câu 4. Ý nghĩa của nhan đề, sa-pô, đề mục, hình ảnh … mang ý nghĩa gì?
Các yếu tố như hình ảnh, nhan đề, đề mục, sa-po bài báo thể hiện ý nghĩa sâu sắc. Góp phần nói lên diễn biến của sự việc như câu chuyện lồng trong câu chuyện. Mang ý nghĩa gần gũi, chân thực, phản ánh đúng tình hình thực tế. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa khoa học, sinh động giúp người đọc ghi nhớ thông tin tốt hơn.
Câu 5. Sự kiện được thuật lại mang ý nghĩa gì với người đọc
Văn bản này giúp người đọc hình dung quá trình sáng tác và ra đời bài hát quen thuộc với giai điệu ngân nga. “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
b) Tìm hiểu về Phạm Tuyên và ngày đại thắng 30/4/1975
Về tác giả:
Phạm Tuyên sinh năm 1930 quê ở Hải Dương. Là một nhạc sĩ có tài, yêu nước. Ông từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội với nhiều sáng tác hay. Trong đó có bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Ông là tác giả của nhiều bài hát thiếu nhi nổi tiếng như: Chiếc đèn ông sao, Tiến lên đoàn viên.
1949, ông công tác tại trường Lục quân Trần Quốc Tuấn
1954 – Cán bộ phụ trách mảng Văn – Thể – Mỹ khu học xá Trung ương
1958 – Công tác tại Đài Tiếng Nói Việt Nam
Về bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”
Bài hát được sáng tác và ra đời năm 1975, sau khi nghe tin chiến thắng từ sân bay Tân Sơn nhất ngày 28/4/1975. Bài hát được dàn dựng và thu thanh vào ngày 30/4, phát loa khắp cả nước và thế giới.
Về sự kiện 30/4/1975:
Sự kiện này là một bước ngoặt quan trọng thống nhất 2 miền Nam Bắc, nhiều gia đình được đoàn tụ.
Sáng sớm ngày 30/4, Quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn, đánh thẳng Dinh Độc Lập. Quân địch chống cự yếu ớt, quân Giải Phóng tới đâu thì cờ đỏ sao vàng bay tới đó. Đến cùng ngày, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
ĐỌC HIỂU
a) Nhóm câu hỏi trong khi đọc
Câu 1. Thời điểm đăng bài báo là ngày nào?
Trả lời: Thời điểm đăng báo là ngày 28/4/2013
Câu 2. Tác dụng của Sapo bài báo?
Trả lời: Sapo bài báo dẫn dắt cho người đọc biết được tên tác giả và thời gian sáng tác bài hát.
Câu 3. Tác dụng của các dấu ngoặc kép trong phần (2)
Trả lời: Các dấu ngoặc kép đó là trích dẫn nguyên văn lời nói của tác giả
Câu 4. Chỉ ra câu văn dẫn tới nguyên nhân chính ra đời bài hát
Trả lời: Đoạn thứ 2 trong phần (2) nói về sự kiện chiến thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Câu 5. Quá trình sáng tác và phổ biến bài hát
Trả lời: Sau khi nghe tin chiến thắng ở Tân Sơn Nhất. Phạm Tuyên đã tập trung 2 tiếng để sáng tác bài hát vào ngày 28/4/1975
Bài hát dự kiến dành cho chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5. Nhưng đến 30/4/1975 thì đã giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đây là sự kiện lớn cần có bản nhạc mới chào mừng. Bài hát sau đó được dàn dựng thu thanh và phát phổ biến trên Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Câu 6. ở phần (3) tác giả muốn khẳng định điều gì?
Phần này, tác giả muốn khẳng định vai trò và vị trí của bài hát. Về sự ra đời và ý nghĩa đặc biệt của bài hát.
b) Nhóm câu hỏi sau khi đọc
Câu 1. Văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện gì”?
Trả lời: Văn bản này thuật lại sự ra đời của bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”
Câu 2. Bố cục văn bản trình bày như thế nào? Nội dung mỗi phần là gì?
Văn bản được chia làm 3 phần chính
Phần mở đầu: Giới thiệu qua về quá trình ra đời của bài hát
Phần thân bài:
+ Nguyên nhân ra đời bài hát
+ Quá trình sáng tác bài hát
+ Hành trình dàn dựng và phổ biến bài hát trên cả nước và thế giới
Phần kết bài: Ý nghĩa của bài hát
Câu 3. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát
Trả lời:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hàng loạt các tin chiến thắng vào đầu tháng 4/1975.
Nguyên nhân chính là sự kiện ngày 28/4, quân giải phóng giành chiến thắng ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Nguyên nhân cuối cùng để bài hát được phổ biến là sự kiện ngày 30/4. Khi đã chiến thắng hoàn toàn nhưng chưa có bài hát mới nào. Và ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” đã được duyệt để dàn dựng và phổ biến.
Câu 4. Những biểu hiện nào cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng “có số phận đặc biệt”?
Trả lời:
– Tất cả mọi người đều hát được
– Bài hát chạm đến trái tim của các tầng lớp trong xã hội, không phân biệt giai cấp, quốc gia
– Mãi sau này, bài hát cũng được phát rộng rãi trong các sự kiện đặc biệt khác. Ví dụ: mừng chiến thắng, Tết Trung thu, và các ngày hội khác
Câu 5. Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định điều gì?
Trong văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, câu nói của ông như một lời xúc động nghẹn ngào khi đã trải qua những năm tháng gian khó của thời chiến. Cùng với đó là khát vọng giải phóng dân tộc luôn ấp ủ trong lòng. Bài hát là tiếng nói từ cõi lòng, từ sâu thẳm trái tim của người nhạc sĩ tài ba.
Câu 6. Hãy nghe hoặc hát bài Như có Bác trong ngày đại thắng và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (khoảng 5 – 6 dòng) về bài hát.
Mỗi lần nghe lại ca khúc em lại thấy mình trỗi lên một cảm giác tự hào dân tộc. Tự hào khi có Bác Hồ – người đã soi sáng con đường dẫn tới giải phóng thành công dân tộc Việt Nam. Bài hát cất lên khiến em cảm thấy mình cũng đang có mặt trong ngày chiến thắng của toàn dân tộc. Bài hát đã khơi gợi lòng yêu nước trong em.