Soạn Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử trang 102 gồm các nội dung cần thiết dưới đây.
1. Định hướng soạn trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử trang 102
– Mục đích của yêu cầu trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử là nhằm giúp các em hiểu rõ về ý nghĩa của sự kiện lịch sử, đồng thời giúp em nhận thấy tầm ảnh hưởng của sự kiện đó đối với cuộc sống ngày nay.
– Khi thực hiện đề bài này, em cần chú ý một số điểm sau:
+ Trước tiên phải lựa chọn, xác định sự kiện muốn trao đổi, thảo luận
+ Khi đã chọn được sự kiện lịch sử, em cần lập dàn ý trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử để bài nói rành mạch, đủ ý và thuyết phục.
+ Trong khi trao đổi, thảo luận, phải có sự tương tác nhóm sôi nổi, hiệu quả
– Để có một bài trao đổi, thảo luận đạt điểm cao, em có thể tham khảo dàn ý tóm tắt sau đây:
+ Giới thiệu khái quát về sự kiện lịch sử
+ Thuật lại sự kiện một cách ngắn gọn
+ Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử đã chọn.
+ Lời kết
2. Thực hành soạn trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử trang 102
Bài tập: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm.
Ví dụ em lựa chọn sự kiện vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ
2.1. Chuẩn bị thông tin
– Sau khi đã chọn sự kiện vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, em cần thu thập thông tin về sự kiện. Đây là sự kiện rúng động toàn thế giới, nên không khó để em tìm thấy thông tin trên internet.
– Để bài viết trở nên hấp dẫn, thuyết phục hơn, em cần lựa chọn các ảnh minh họa tiêu biểu cho sự kiện.
– Các hình ảnh minh họa cho sự kiện
2.2. Lập dàn ý soạn trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử trang 102
– Mở bài: Giới thiệu khái quát sự kiện
+ Vụ khủng bố tại Mỹ vào ngày 11/9/2001 tại Mỹ là một sự kiện quốc tế lớn được gọi tên là Sự kiện 11 tháng 9.
+ Đây là sự kiện gây rúng động toàn thế giới lúc bấy giờ và ngày 11/9 hàng năm trở thành ngày tưởng nhớ các nạn nhân đã thiệt mạng.
+ Sự kiện này cũng đã làm thay đổi tình hình chính trị và gây ra chiến tranh tại Trung Đông giữa Mỹ và lực lượng Hồi giáo cực đoan tại Afghanistan
– Thân bài: Đưa ra các thông tin chi tiết về sự kiện
+ Sáng thứ Ba, ngày 11/9/2001, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại trên vùng lãnh thổ phía Đông Bắc nước Mỹ. Đó là 2 máy bay của hãng hàng không United Airlines và 2 của American Airlines.
+ Ba chuyến bay đâm vào làm sụp đổ hai tòa tháp của Trung tâm thương mại thế giới, Manhattan (New York) và 7 tòa khác trong khu vực
+ Chuyến bay thứ tư các hành khách nghe tin vụ tấn công ở New York nên đã chống lại, khiến quân khủng bố không đạt được mục tiêu, mà rơi ở bang Pennsylvania vào 10h03 sáng cùng ngày
+ Vụ khủng bố đã trước đi mạng sống của 2.976 người, riêng tại khu Trung tâm thương mại là 2.752. Cho đến tận hôm nay, hơn một nửa số người thiệt mạng vẫn chưa được nhân dạng.
– Kết luận: Khái quát những ảnh hưởng của sự kiện lịch sử 11/9
+ Sự kiện 11 tháng 9 đã làm thay đổi nước Mỹ gần như mọi mặt. Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới và ngay lập tức đưa quân tiến hành cuộc chiến tranh tại Afghanistan.
2.3. Trình bày bài nói
Em có thể tham khảo bài nói dưới dây:
Xin chào thầy/cô và các bạn, trong buổi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử hôm nay, tôi thay mặt nhóm chia sẻ bài nói về sự kiện 11 tháng 9 tại Mỹ.
Sự kiện 11 tháng 9 hay cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 là sự kiện lịch sử từng khiến toàn thế giới rúng động. Sự kiện này là một loạt cuộc tấn công khủng bố của nhóm 19 tên khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda nhằm vào nước Mỹ.
Vào lúc 8h45 sáng 11/9/2001, máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines do những tên khủng bố khống chế đã đâm vào tòa tháp phía Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới, Hạ Manhattan. Mười bảy phút sau, chiếc Boeing mang hiệu 175 của hãng United Airlines đâm vào tòa phía Nam của Trung tâm thương mại này. Sức công phá của hai chiếc máy bay đã làm sụp đổ cả hai tòa tháp cao 110 tầng của WTC và kéo theo 7 tòa tháp trong khu vực bị kéo đỗ.
Tiếp theo tại Washington D.C, quân khủng bố điều khiển chuyến bay hiệu 77 của hãng hàng không American Airlines đâm vào trụ sở của Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) ở phía Tây. Theo thông tin điều tra của Mỹ, mục tiêu chuyến bay thứ tư của quân khủng bố là Nhà Trắng hoặc Tòa nhà Quốc hội Mỹ, nhưng do đã nghe được tin về vụ tấn công tại New York, nên các hành khách trên chuyến bay đã cùng nhau chống lại bọn không tặc, khiến máy bay này rơi xuống khu vực Shanksvill thuộc bang Pennsylvania lúc 10h03.
Có lẽ các bạn cũng đã nghe đến sự kiện này, nhưng những mất mát mà vụ khủng bố gây ra chúng ta khố mà tưởng tượng nổi. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Theo số liệu từ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), vụ tấn công ngày 11/9/2021 đã tước đi mạng sống của 2.977 người, riêng tại khu Trung tâm thương mại là 2.752. Đau đớn hơn, là cho đến tận hôm nay, hơn một nửa số người thiệt mạng vẫn chưa được nhân dạng.
Cuộc tấn công cũng làm tổn thất nghiêm trọng đến tình hình kinh tế New York và gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Lầu Năm Góc mất 1 năm để sửa chữa, Trung tâm thương mại Thế giới phải đến tháng 5/2002 mới hoàn thành việc dọn dẹp. Ngành hàng không hoạt động với các quy định an toàn mới và được giám sát chặt chẽ của các cơ quan tình báo Mỹ.
Và những mất mát kinh hoàng này đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ. Ngay sau cuộc tấn công, chính quyền Mỹ mà Tổng thống đương nhiệm là đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Bắt đầu là hành động đưa quân gây chiến tranh tại Afghanistan ngay trong năm. Cuộc chiến tranh này kéo dài suốt 20 năm, cho đến lệnh rút quân của chính quyền Tổng thống Biden của Hoa Kỳ vào năm 2021 vừa qua.
Ngày 11/9 hằng năm trở thành ngày tưởng niệm những nạn nhân xấu số đã thiệt mạng trong vụ khủng bố. Nước Mỹ xây dựng nhiều đài tưởng niệm tại Thành phố New York, Quận Arlington, Virginia đài tưởng niệm tại trường vụ tai nạn ở Pennsylvania.
Qua những thông tin về sự kiện tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn chúng ta đều cùng có một ý nghĩa, đó là lên án chiến tranh, tội ác và đồng thời trân trọng, bảo vệ nền hòa bình. Và chúng ta hãy luôn biết ơn vì một Việt Nam hòa bình, hãy giữ gìn lấy hòa bình và góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, thịnh vượng.
2.4. Kiểm tra lại bài nói và chỉnh sửa lỗi
– Sau khi viết xong, các em cần đọc lại bài thật kỹ và chỉnh sửa các lỗi về chính tả và nội dung (nếu có). Việc đọc lại bài là một thói quen tốt các em cần rèn luyện.