Phân tích nhân vật Gia ve là một trong những bài làm văn thú vị trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Bởi tác phẩm có nhân vật độc đáo này là một trong tác phẩm văn học kinh điển của thế giới. Nó không chỉ có giá trị nội dung, nhân văn vĩ đại sâu sắc mà còn có giá trị nghệ thuật, xây dựng các nhân vật vô cùng đặc sắc.
Chi tiết phần mở bài phân tích nhân vật Gia ve
Tác giả Victor Hugo sinh năm 1802 tại Besançon và mất năm 1885 tại Paris, Pháp. Ông là vừa là một nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch đại tài của nước Pháp nói riêng và thế giới nói riêng. Nếu như thơ ca của ông dẫn đầu cho phong trào thơ ca lãng mạn thì những tác phẩm văn học và kịch lại hướng đến nhân dân và cuộc sống hiện thực đời sống. Trong suốt cuộc đời, ông đã cống hiến hết mình cho văn học. Ông để lại cho đời một kho tàng sáng tác đồ sộ và phong phú. Hầu hết, những tác phẩm của ông đều rất kinh điển với nội dung sâu sắc và nhân vật đặc sắc. Độc giả cảm nhận được tiếng lòng, tiếng âm vang của thời đại qua từng tác phẩm của Hugo. Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận được sự khát vọng tự do hòa bình, bình đẳng bác ác tới cho toàn nhân loại.
Tên tuổi của ông gắn bó với một số tác phẩm bất hủ như: Những người khốn khổ, Thằng gù nhà thờ Đức bà Paris. Mỗi tác phẩm của ông đều có hệ thống nhân vật vô cùng ấn tượng và độc đáo. Cùng phân tích nhân vật Gia ve trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong tác phẩm Những người khốn khổ, chúng ta sẽ hiểu hơn về điều này.
Chi tiết phần thân bài
Luận điểm 1: Khái quát nội dung đoạn trích
Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền có nội dung xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa Gia ve, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van giăng) và người phụ nữ Phăng-tin.
Sau khi biết Ma-đơ-len đích thực là Giăng Van giăng, Gia ve đa đến để bắt ông trước mặt bà xơ và người phụ nữ Phăng-tin. Hắn ta nhân cơ hội này thể hiện uy quyền của mình và bộc lộ sự vô lương tâm, thái độ tàn nhẫn và độc ác như một con mãnh thú. Để rồi, hắn đã làm người phụ nữ yếu ớt Phăng-tin phải chết vì sợ. Đoạn trích ngắn gọn được trích dẫn trong chương trình Giáo dục phổ thông của lớp 11, nhưng cũng đủ để các bạn hiểu được phần nào bức tranh xã hội bất công khi đó. Cùng những con người quyền lực nhưng tàn bạo trong xã hội cũ.
Luận điểm 2: phân tích nhân vật Gia-ve qua hoàn cảnh.
Phân tích nhân vật Gia ve trước hết, các bạn cần tìm hiểu qua hắn là có xuất thân công việc như thế nào.
Theo như từ đầu tác phẩm, thì tác giả Hugo giới thiệu Gia ve là một cảnh sát, thanh tra. Hắn đã từng bắt Giang Van giang vào tù. Hắn cũng đã từng chứng kiến cảnh ra tù của Giăng Van giăng. Nhưng khi Giăng Vang Giăng trở thành thị trưởng Ma-đơ-len thì hắn trở thành cảnh sát dưới quyền của người tù mà hắn từng bắt. Khi biết Giăng Van giăng trở nên giàu có và trở thành thị trưởng thành phố, được nhiều người yêu mến, hắn vô cùng tức giận và căm phẫn. Hắn thấy bất mãn với việc một tên tù dưới quyền hắn giờ lại thành một thị trưởng. Vì thế, hắn tìm mọi cách để vạch rõ sự thật về ông Ma-đơ-len là một tên tù năm xưa. Và hắn muốn bắt lại Giăng Van giăng vì một tội lỗi không đáng. “Cái xứ chó đểu gì mà bọn tù khổ sai làm ông nọ ông kia, còn lũ gái điếm được chạy chữa như những bà hoàng! Nhưng này! Sẽ thay đổi hết; đã đến lúc rồi đấy”.
Có thể thấy, Gia ve là một người cầm quyền nhưng rất vô nhân đạo. Hắn dùng quyền uy của mình để đe nẹt và hành hạ những người hắn thấy chướng tai gai mắt mặc dù người ta không có tội lỗi gì. Như Phăng-tin, hắn đã khiến người phụ nữ cảm thấy ghê sợ khi nhìn thấy hắn. Hắn sinh ra đã có trong tay uy quyền một cách dễ dàng nên đã có sức mạnh của tầng lớp trên của xã hội. Qua đây, tác giả Hugo cũng phác hoạt bức tranh xã hội bất công thông qua nhân vật Giave xấu xa.
Luận điểm 3: Gia ve là một tên cảnh sát độc ác và tàn nhẫn
Phân tích nhân vật Gia ve, độc giả có thể thấy ngay vẻ ngoài của hắn qua ánh nhìn của người phụ nữ Phăng-tin. “Chị không thể chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc ấy, chị thấy như chết lịm đi chị lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng”. Qua thái độ của Phăng-tin, độc giả đã phần nào thấy được dáng vẻ của Gia ve là một tên cảnh sát vô cùng đáng sợ. Đã thế, hắn lại có giọng nói cộc cằn, với những hành động lỗ nãn, bạo ngược, cùng với ánh mắt sắc lạnh. “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”.
Qua miêu tả của tá giả Hugo, Gia ve hiện lên như một loài cầm thú. Hắn chỉ muốn vồ lấy ngài thị trưởng như một con hổ đói. Hắn muốn ăn tươi nuốt sống người thị trưởng đức hạnh và giàu lòng nhân đạo, thương người. “Hắn không làm như thường lệ. Hắn không mào đầu gì cả; hắn không chìa tờ trát truy nã ra. Hắn coi Giăng Van-giăng như một địch thủ bí hiểm và không sao bắt được, một đo vật lạ lùng hắn ôm ghì đã năm năm mà không thể quật giã. Lần này tóm được không phải là bắt đầu mà là kết thúc. Hắn chỉ bảo: Mau lên!
Hắn cứ đứng lì một chỗ mà nói; hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ. Chính cái nhìn ấy hai tháng trước đây Phăng-tin đã thấy nó đi thấy vào đến tận xương tuỷ”.
Có thể thấy, Gia ve không chỉ là một tên cảnh sát độc tài, mà còn là một kẻ tư thù cá nhân. Hắn hận Giăng Vang Giăng trong suốt năm năm qua đã không làm sao bắt được. Hắn đã dùng quyền lực công để trả thù riêng.
Luận điểm 4: Gia ve là một con người lạnh lùng, mất hết tính người
Nhà văn Hugo không chỉ xây dựng nhân vật Gia ve là một tên cảnh sát độc ác, tàn bạo mà còn là một con người không có tính người. Khi nghe Giăng Van giang van xin trì hoãn việc bắt lại ba ngày để đi tìm con gái cho Phăng-tin, hắn đã hét lên man rợ, từ chối với thái độ lạnh lùng: “Mày nói giỡn! Gia-ve kêu lên. Chà chà! Tao không ngờ mày lại ngốc thế! Mày xin tao ba ngày để chuồn hả! Mày bảo là để đi tìm đứa tìm đứa con cho con đĩ kia! Á à! Tốt thật! Tốt thật đấy!”.
Trước sự khẩn khoản của Giăng Van giăng hắn cũng không lay chuyển. Đến cả sự đau khổ của người mẹ Phăng-tin vì chưa thấy tìm con, hắn cũng không động lòng. Không những thế, hắn còn hành động bạo ngược, thốt ra những lời thô bạo, cộc cằn. “Gia-ve giậm chân: – Giờ đến lượt con này! Đồ khỉ, có câm họng không? Cái xứ chó đểu gì mà bọn tù khổ sai làm ông nọ ông kia, còn lũ gái điếm được chạy chữa như những bà hoàng! Nhưng này! Sẽ thay đổi hết; đã đến lúc rồi đấy”.
Nếu là người bình thường, có trái tim biết yêu thương người khác thì ai cũng phải cảm động, xót thương trước tình cảnh của thị trưởng và người mẹ kia. Thế nhưng, với Gia ve, một tên cầm thú mất tính người thì hắn không mảy may để ý đến chuyện đó. Hắn chỉ mong sao bắt được ngay Giăng Van giăng để thỏa cơn hận của bản thân. Để rồi hắn không thèm để tâm đến thái độ sợ hãi, thất vọng đến tột cùng của người phụ nữ. Đến nỗi người phụ nữ quá sốc khi thấy hắn nắm cổ áo ông thị trường, hét lên trước mặt ông. Và bà đã ngã xuống rồi đập đầu vào thành giường rồi chết. Thế nhưng, cái chết của người mẹ bất hạnh ấy vẫn không làm hắn ta lay chuyển: “Đừng có lôi thôi! Gia-ve phát khùng hét lên. Tao không đến đây để nghe lý sự. Dẹp những cái đó lại. Lính tráng đang ở dưới nhà. Đi ngay, không thì cùm tay lại!”. Quả thực là một kẻ quá nhẫn tâm và vô nhân đạo.
Luận điểm 5: Gia ve bất lực trước hành động cao thượng của Ma-đơ-len
Tuy nhiên, khi phân tích nhân vật Gia ve đến đoạn cuối, chúng ta nhận ra, cuối cùng, hắn cũng bất lực trước hành động đẹp đẽ, cao thượng của thị trưởng Ma-đơ-len.
Khi Giăng Van giăng giật mạnh thanh sắt ở cuối chiếc giường, lăm lăm trong tay, đến gần thi thể Phăng-tin và nói đừng quấy rầy ông lúc đó, thì Gia ve bỗng nhiên run sợ. “Hắn định đi gọi lính tráng, nhưng lo Giăng Van-giăng thừa cơ trốn mất. Hắn đành đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời Giăng Van-giăng”.
Là một người thanh tra, đang cầm trong tay quyền bắt người, thế nhưng hắn đành yên lặng, đứng nhìn và quan sát những hành động của Giăng Van giăng. Hắn nhìn thị trưởng cúi xuống, ôm đầu ghé vào tai thì thầm với người phụ nữ đã chết. Hắn không hiểu nổi tại sao tại sao người đàn ông bị ruồng bỏ ấy lại làm như vậy. Hắn thấy Giăng Van giăng vuốt mắt Phăng-tin, thấy gương mặt đã chết ấy dường như rạng rỡ hẳn lên. Hắn thấy Giăng Van giăng làm mọi việc, như một người cha trước đứa con gái đã chết của mình. Giúp đứa con đi vào cõi vĩnh hằng thật bình an. Trước đó, hắn hầm hổ như một con mãnh thú, chỉ mong nhanh chóng bắt được Giăng Van giăng, ấy thế nhưng, lúc này đây, hắn run sợ hắn bất lực trước những nghĩa cử cao đẹp của Giăng Van giang.
Thế mới biết, con người dù độc ác đến đâu, vẫn có thể bị đổ gục trước những điều thánh thiện và lương thiện.
Chi tiết phần kết bài
Phân tích nhân vật Gia ve một lần nữa cho chúng ta nhận thấy một chân lý, con người dù có hung bạo, tàn độc đến đâu rồi cũng sẽ bị khuất phục dưới sự nhân đạo, tình yêu thương của con người.
Nhân vật Gia ve là hiện thân của những thế lực tàn bạo thối nát của xã hội cũ. Qua nhân vật này, tác giả đã lên án và phê phán xã hội bất công xưa kia.