Dưới đây là tài liệu chi tiết và đầu đủ các luận cứ luận điểm phân tích bài Bạch Đằng giang phú, các bạn học sinh lớp 10 có thể sử dụng để tham khảo vào bài làm của mình thêm phong phú và sáng tạo. Nhưng các bạn nhớ hãy sáng tạo thêm để tác phẩm của bản thân thêm hiệu quả và đạt điểm cao.
Phần chi tiết mở bài phân tích phú sông Bạch Đằng
Theo sử sách ghi lại, tác giả Trương Hán Siêu sinh ra và lớn lơn ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, thuộc Ninh Bình ngày nay. Ông là một trong những môn khách của tướng quân Trần Quốc Tuấn. Trương Hán Siêu có vốn học vấn uyên bác, tính tình ông lại cương trực nên rất được Hưng Đạo Vương mến mộ. Ông cùng với quân dân nhà Trần tham gia hai lần kháng chiến quân Nguyên Mông, lần thứ 2 và lần thứ 3. Không chỉ là một tướng sĩ giỏi, yêu nước, ông còn có nhiều sáng tác để lại cho đời. Trong đó, có bài Bạch Đằng giang phú là một trong những áng thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước Việt.
Phân tích bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, độc giả sẽ cảm nhận rõ hơn về một áng văn chương chan chứa tình yêu và niềm tự hào dân tộc. Bài thơ còn là bức tranh tổng quát về chiến thắng Bạch Đằng lịch sử vẻ vang lúc bấy giờ.
Thân bài
Luận điểm 1: Xúc cảm của nhân vật khách trước sông Bạch Đằng
Xuất hiện ngay đầu bài thơ, tác giả Trương Hán Siêu đã tự nhận mình là “khách”. Lối tự xưng này là cách đối đáp thường dùng trong thể phú tạo nên cách nói chủ khách:
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết”.
Là khách nhưng có tâm thế du ngoạn rất ung dung, tự do với việc giương buồm, giong gió, chơi trăng lướt bể mải miết. Qua đây, độc giả thấy hiện lên hình ảnh một nhân vật trữ tình với tâm hồn phóng khoáng, tự do tự tại. Một hình ảnh thường thấy trong cổ xưa và cũng giống như giới trẻ thích xê dịch và ưa phượt ngày nay.
Chuyến du ngoạn của tác giả dường như trải qua rất dài ngày, qua nhiều điạ danh nổi tiếng của xứ sở Trung Hoa khác nhau.
“Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”.
Nhưng điều thú vị, đây là chuyến du ngoạn trong tưởng tượng của nhà thơ. Nhưng qua đây ta có thể ông là một người có kiến thức hiểu biết sâu rộng. Tuy rằng, những địa danh này chỉ biết đến qua sách vở nhưng vẫn nhớ rất rõ với những đặc điểm riêng biệt. Ở đây, tác giả sử dụng cách nói cường điệu: Sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt để nói về chuyến du ngoạn vốn kéo dài nhiều ngày lại chỉ cần thực trong một ngày. Thời gian lẫn không gia của chuyến đi đã thể hiện sự chủ động và niềm say mê của du khách với thiên nhiên.
Tiếp đến, tác giả Trương Hán Siêu xuôi dòng để du ngoạn tới những địa danh của Đại Việt như Đại Than, Đông Thiều và dừng chân lâu nhất ở Bạch Đằng giang. Con sông đã chứng kiến biết bao chiến công oanh liệt và cũng rất đau thương của dân tộc.
“Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều”.
Tới dòng sông lịch sử, thuyền bỗng “bơi một chiều”. Dường như tác giả đang đưng lạng, lướt nhẹ nhàng trên dòng sông yêu thương. Để rồi, Trương Hán Siêu phác họa cho người đọc thấy một cảnh sắc thiên nhiên trên Bạch Đằng giang vô cùng tráng lệ, hùng vĩ:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu.
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu”
Tác giả sử dụng cách đảo ngữ nhằm nhấn mạnh sự bát ngát mênh mông của dòng sông. Kết hợp với “sóng kình muôn dặm”, cho thấy đây là một nơi có địa thế hiểm trở, đắc địa, dữ dội của sông Bạch Đằng. Và nơi sông nước hiểm trở ấy, lại xuất hiện những con thuyền nối đuôi nhau tấp nập như “đuôi trĩ một màu”. Thật là một hình ảnh đẹp vừa mộng mơ, vừa trữ tình. Không nhưng thế, tác giả Trương Hán Siêu còn cho biết cụ thể thời gian lúc này của Bạch Đằng là “ba thu”, nghĩa là tháng thứ ba của mùa thu, tháng mùa thu chính nhất. Và lúc này “nước trời một sắc”. Lúc này, mặt nước của dòng sông với bầu trời dường như hòa chung một màu trong xanh ngát. Bức tranh xa xa của dòng sông thì nên thơ và dịu dàng nhưng khi nhà thơ cực tả thì cảnh vật hiện lên thật hiu hắt và hoang vu với hình ảnh
“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!”
Cụm từ láy “san sát, đìu hiu” càng nhấn mạnh hơn khung cảnh hoang vắng và lạnh lẽo của không gian nơi đây. Đã thế còn có thêm giáo gãy, gò đầy xương khô, khiến không khí càng trở nên thê lương, sầu não. Đứng trước chiến trường xưa, tâm trạng của khách trở nên tiếc nuối và buồn thương. Ông xót xa trước cảnh vật đã đôi thay và thương cho những người trang sĩ đã ngã xuống, vùi mình nơi đây.
Luận điểm 2: chiến tích trên sông Bạch Đằng
Phân tích bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu ở đoạn tiếp theo, độc giả thấy xuất hiện hình ảnh các bô lão. Đó có thể là những nhân vật có thật ở hai bên dòng sông, nhưng cũng có thể là những người trong trí tưởng tượng của tác giả. Tác giả đã phân thân để tự sự, kể lại chiến tích trên dòng sông mà mình từng tham chiến. Dù là thật hay hư cấu, tác giả cũng thể hiện một tháu độ tôn kính với các bô lão. Rồi hào sảng kể về những chiến công oanh liệt thời vua Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. Lúc đó Hoằng Tháo đã thua trận và tử trận ngay trên sông Bạch Đằng năm 938. Tiếp đến là tên Ô Mã Nhi bị bắt sống vào năm 1288.
“Thuyền tàu muôn đội, tinh kỳ phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi”.
Qua đoạn thơ, độc giả có thể thấy hiện lên không khí chiến trường xưa đầy khí thế. Quân dân nhà Trần hừng hực khí lực chuẩn bị thuyền bè, tinh kỳ phấp phới, không phải ba quân mà là sáu quân với gươm giáo sáng chói. Có thể nói, nhà Trần đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước các trận chiến nên cuộc chiến diễn ra vô cùng căng thẳng, thắng thua chưa phân, nhưng khiến cho ánh trăng và mặt trời phải mờ còn bầu trời thì như sắp đổi thay. Nhưng rồi quân giặc vì chủ quan, khinh quân ta, muốn gieo roi một lần quét sạch Nam bang bốn cõi, chúng hống hách ngạo mạn để rồi phải nhận cái kết đắng là “Hung đồ hết lối, khác nào… chết trụi”. Ở đây, tác giả Trương Hán Siêu đã sử dụng thủ pháp so sáng tăng cấp nên càng nhấn mạnh sự thất bại thảm hại, ê chề nhục nhã của lũ Nguyên Mông. Đồng thời, cũng khẳng định thêm tình yêu và niềm hãnh diện vì quê hương đất nước của Trương Hán Siêu.
Luận điểm 3: Chiến công ở Bạch Đằng và những lời suy ngẫm, bình luận của các bô lão
Theo các bô lão, sở dĩ các trận đánh trên sông Bạch Đằng đều thắng lợi về phái quân ta là bởi nơi đây là vùng địa linh, là nơi trời đất tự tạo thế hiểm. Kết hợp với nhân kiệt, những con người tài trí hơn người, lại có lòng dân lòng quân đoàn kết trên dưới nên thắng lợi có được là nhờ thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Đặc biệt, trong đó vai trò con người quan trọng và to lớn hơn cả.
“Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an!
Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ: như quốc sĩ họ Hàn.
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn”.
Qua đây, tác giả Trương Hán Siêu đã khẳng định sức mạnh và tài đức của người cầm quân lãnh đạo. Vì là người tài giỏi lại có trái tim nhân hậu và lòng thương dân nên “tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn”, vừa thể hiện được giá trị nhân văn to lớn của tác phẩm.
Luận điểm 4: Luận bàn về sự hưng vong của đất nước
Phân tích bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, độc giả còn cảm nhận được tình yêu và niềm tự hào về dòng sông lịch sử, về cảnh sắc quê hương của các lão cao niên. Đặc biệt, độc giả ấn tượng với việc tác giả đã mượn quy luật của tự nhiên để nói lên quy lậu của đời người. Đó là nếu như mọi dòng sông đều đổ về biển lớn thì những kẻ bất nghĩa, bất lương đều sẽ tiêu vong, còn người anh hùng thì sẽ lưu danh muôn đời.
Phần kết bài chi tiết
Phân tích bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, độc giả biết được giá trị nội dung to lớn, đó là niềm tự hào lòng tự tôn dân tộc, đó là lòng yêu nước nồng nàn, thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên cùng những truyền thống chiến thắng lịch sử vẻ vang. Đó là ca ngợi những tấm gương anh hùng bất khuất, là đạo lý nhân nghĩa của toàn dân tộc. Qua đây, người đọc cũng thấy rõ tài năng sáng tác của tác giả Trương Hán Siêu. Ông đã sử dụng lối phú với cách tả kể vô cùng sinh động cùng với những ca từ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc, tạo nên âm hưởng hào hùng, đầy xúc cảm. Dòng sông lịch sử Bạch Đằng không chỉ là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách mà còn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác trong rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Thế mới thấy, không chỉ người xưa mà người nay cũng vẫn dành một tình cảm tha thiết cho dòng sông lịch sử ấy.