Những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân luôn mang tới cho người đọc những cảm xúc vô cùng mới lạ và thú vị. Phân tích nhân vật Huấn Cao dàn ý các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn tài năng của tác giả này.
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao dàn ý
Luận điểm 1: các bạn giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Tuân
- Ông là một nhà văn đa tài. Ông có phong cách văn chương phóng khoáng, bởi ông luôn tìm kiếm cái đẹp hoàn mỹ và uyên bác.
- Tác giả Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên trong nhà Nho khi Hán học đang trên đường suy tàn. Ngay từ thủa nhỏ, nhà văn đã chịu ảnh hưởng tư tưởng từ gia đình. Thời niên thiếu, ông có cuộc sống cơ cực và phải tha phương cầu thực nhiều nơi. Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ra trong thơi nước mất nhà tan nên trong ông có ý thức sớm về lòng yêu đất nước, quê hương.
- Phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân rất độc đáo. Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, tất cả phong cách nghệ thuật của ông được bộc lộ qua chữ “ngông”. Nhà văn luôn đi tìm vẻ đẹp còn lại của xưa cũ và xoay quanh những chủ để chính “chủ nghĩa xê dịch”, “Vang bóng một thời”, và “Đời sống trụy lạc”,… Còn sau Cách mạng, phong cách sáng tác của ông có chuyển mới. Nó mang hơi hướng hiện đại, trẻ trung nhưng vẫn chan chứa sự trầm tích và cổ kính.
Luận điểm 2: khái quát qua tác phẩm truyện ngắn Chữ người tử tù
Khi phân tích nhân vật Huấn Cao dàn ý, các bạn cần giới thiệu qua tác phẩm “Chữ người tử tù”. Đây là truyện ngắn được in trong tập Vang bóng một thời. Nội dung cụ thể kể về một tình huống truyện độc đáo xảy ra trong ngục tối. Nói về cảnh cho chữ của một tử tù Huấn Cao với một viên cai ngục. Đọc câu chuyện, độc giả cảm nhận được sự tiếc nuối của tác giả trước một nét đẹp văn hóa bị mai một.
Luận điểm 3: giới thiệu qua về nhân vật Huấn Cao
Sau khi khái quát truyện ngắn Chữ người tử tù, chúng ta đi vào giới thiệu nhân vật Huấn cao, trước khi đi vào phân tích chi tiết. Huấn Cao là một tử tù. Vì mang tội danh với triều đình mà lâm vào ngục tối. Tuy nhiên, ông nổi tiếng là một người có tài viết chữ đẹp như phượng múa rồng bay. Nhưng ông cũng là một người có phẩm cách cao quý. Ông chỉ cho chữ những người biết quý trọng chữ và cũng có phẩm cách cao đẹp. Huấn Cao không chỉ có khí phách của một anh hùng mà còn là một con người tài hoa thanh nhã.
Phần thân bài phân tích chi tiết
Luận điểm 1: nhân vật Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa, có tài viết chữ đẹp
- Đầu tiên, các bạn cần hiểu thế nào là tài viết chữ đẹp. Ở đây, nhà văn miêu tả Huấn Cao có tài viết chữ thư pháp. Đây là một nét đẹp trong văn hóa xa xưa. Là một thú vui tao nhã được người đời gìn giữ và bảo tồn.
- Tài năng của Huấn Cao được thể hiện của những lời khen ngợi của người đời như những lời khen ngợi, bình luận và cả sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại. Nhà văn Nguyễn Tuân viết “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”
- Đặc biệt, tài năng hoa của Huấn Cao được thể hiện rõ thông qua ước mong và nguyện vọng của viên quản ngục. Ông khát khao được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Viên quản ngục nói: “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Nếu xin được chữ của Huấn Cao, viên quản ngục thấy mãn nguyện và có chết cũng cam lòng. “Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”.
- Rồi khi cảnh cho chữ diễn ra, hình ảnh người tử tù cho chữ đã làm sáng cả một khoảng tăm tối của ngục tù. Xua đi cái giá lạnh, cái xấu xa nơi tận cùng của xã hội. “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vắng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”
Luận điểm 2: Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất
- Quá trình phân tích nhân vật Huấn Cao dàn ý, các bạn nhận thấy ông là một người có khí phách vô cùng bất khuất, hiên ngang. Là một kẻ “chọc trời khuấy nước”. đến nỗi những tên lính nơi ngục tối cũng phải sợ “Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.”
- Sự ngông trong nhân phẩm, và khí phách hiên ngang, bất khuất được thể hiện khi Huấn Cao đến trước ngục tù. Ông không hề sợ hãi, lo lắng mà ngược lại, lại tỏ ra là một người không sợ trời sợ đất, sợ ngục tối. Thay vì khúm núm, luồn cúi như nhiều kẻ tử tù khác, Huấn Cao lại thực hiện hành động “dỗ gông” ngay trước mặt quân lính. Nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt”.
- Tiếp đến, khi đã vào ngục, thay vì la khóc, van nài tha tội hay run sợ trước cái chết, thì Huấn Cao lại ung dung và có phần coi thường viên quản ngục. Huấn Cao không chỉ thong dong nhận thức ăn rượu thịt mà viên quản ngục mang vào tự nhiên mà còn tỏ ra thái độ khinh miệt của với viên quản ngục. “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”
Luận điểm 3: nhân vật Huấn Cao là người có nhân cách cao đẹp, thiên lương và trong sáng
- Tuy là một người tài hoa, nổi tiếng khắp tỉnh Sơn Đông nhưng Huấn Cao không bao giờ cho chữ vì vàng bạc, vì quyền lực. Ông trân quý chữ như chính sinh mạng của mình. Bởi thế, khi viên quản ngục ngỏ ý xin chữ, Huấn Cao đã nói: “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
- Tuy là người thẳng thắn, chính trực yêu cái đẹp và sự thiện lương nhưng ông cũng là một người biết cảm thông và cảm mến với những con người vì hoàn cảnh ngộ mà đưa đẩy vào sự lầm đường lạc lối. Bởi thế, sau nhiều lần nhận được sự chân thành muốn xinh chữ của viên quản ngục Huấn Cao đã rất cảm kích trước “trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ông. Vì thế, khi viên quản ngục chia sẻ tâm tư. Huấn Cao đã quyết định cho chữ ngay ở chốn ngục tù. Không những thế, Huấn Cao còn cảm thấy ân hận và có lỗi khi xem thường viên quản ngục. “Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”
- Nhân phẩm thanh cao của nhân vật Huấn Cao, còn được thể hiện qua sự thẳng thắn khi không dễ dàng chấp nhận sự lẫn lộn cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Bởi thế, sau khi cho chữ, ông đã chân thành khuyên răn viên quản ngục. “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Kết bài
- Khi phân tích nhân vật Huấn Cao dàn ý chi tiết, ở phần kết bài các bạn khái quát lại hình tượng nhân vật này một lần nữa. Qua những gì nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả, có thể thấy Huấn Cao là một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và một khí phách hiên ngang. Ông là một người anh hùng chính trực, luôn yêu cái thiện và cực kỳ ghét cái ác. Ông không bao giờ vì tiền bạc mà đánh đổi lương tâm và tài hoa của mình. Huấn Cao cũng là người biết nhìn người, biết cảm thông cho những phận đời bị xô đẩy vào cảnh lầm đường lạc lối. Huấn Cao cũng là người cao thượng khi biết tha thứ và chấp nhận sự chân thành của viên quản ngục, mặc dù ông vô cùng coi thường lũ cai ngục phục vụ cho triều đình thối nát. Sự rộng lượng thanh cao của Huấn Cao khiến viên quản ngục phải nghẹn ngào xúc động: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh””
- Thông qua nhân vật Huấn Cao, độc giả có thể thấy quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái tài của con người. Cũng như nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân có tâm hồn phóng khoáng, chính trực mong muốn cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái thiện lương, cái tâm trong sáng. Đồng thời qua đây, cũng cảm nhận được niềm tiếc nuối của tác giả với một nét văn hóa truyền thống bị mai một. Nhà văn Nguyễn Tuân viết về Huấn Cao là để ca ngợi và mong muốn níu giữ những gì còn sót lại của xưa cũ một cách chân chính.
- Với tài năng kể chuyện độc đáo, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một nhân vật tử tù với phẩm cách thật cao quý. Là câu chuyện viết thời hiện đại nhưng lại mang tới cho độc giả cảm nhận như đang xem phim kiếm hiệp cổ trang. Với tình huống truyện độc đáo cùng cách phác họa gián tiếp nhân vật Huấn Cao thông qua những nhân vật phụ càng tôn lên nét đẹp hiếm có của Huấn Cao.