Phân tích Một người Hà Nội là cơ hội để độc giả thêm hiểu biết về Thủ đô ngàn năm văn hiến. Mỗi tác phẩm văn học sẽ đều mang tới cho người đọc một góc nhìn mới về Hà Nội. Nhưng tựu chung lại trong tất cả đều có điểm chung đó là giúp bạn đọc thêm yêu, thêm mến thành phố được mệnh danh là thành phố vì hòa bình này.
Chi tiết mở bài phân tích Một người Hà Nội
Nhà văn Nguyễn Khải sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp văn chương từ năm 1950. Văn ông của ông được chia thành nhiều gia đoạn theo nhịp sống của thời đại. Sau khi nước nhà độc lập, những tác phẩm của ông xoay quanh về vấn đề chính trị, thời sự, đặc biệt là tư tưởng, tâm lý con người trước thời cuộc. Trong đó, tác phẩm Một người Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc hơn cả.
Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ với lịch sử nghìn năm hiến từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ta đã từng gặp một Hà Nội với những nét cổ kính trong Hà Nội 36 sáu phố phường của nhà văn Thạch Lam. Ta cũng từng thấy một trời thu Hà Nội mơ màng trong thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Và giờ đây, khi phân tích Một người Hà Nội của tác giả Nguyễn Khải, chúng ta một lần nữa lại thấy ở Hà Nội với những dáng vẻ thật khác. Tác phẩm này ông viết năm 1990, nhưng năm đất nước đang trong thời kỳ chuẩn bị đổi mới.
Trong tác phẩm có nhiều tuyến nhân vật xuất thân từ Hà Nội, nhưng nội dung chính chủ yếu xoay quanh nhân vật chủ chốt là cô Hiền. Thông qua những câu chuyện về cuộc đời cô Hiền, tác giả đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp văn hóa và con người của mảnh đất Hà thành.
Chi tiết thân bài phân tích
Luận điểm 1: Chuyện về cô Hiền
- Luận cứ 1: Phong thái của cô Hiền
Điểm đầu tiên khi phân tích Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải đó là phân tích về nhân vật cô Hiền. Đây là nhân vật mà tác giả kỳ công dành nhiều thời gian xây dựng. Bởi thế, ngay đầu câu chuyện, nhà văn đã giới thiệu nhân vật cô Hiền một cách rất tự nhiên, gần gũi và chân thực. “Chúng tôi gọi cô là cô, cô Hiền”.
Qua đây, độc giả cảm nhận được sự yêu mến của tác giả dành cho nhân vật. Không dừng lại đó, tác giả tiếp tục sử dụng những ca từ hoa mỹ nhất để miêu tả cô Hiền với dáng vẻ xinh đẹp, có trí tuệ thông minh, lại được sinh ra trong một gia đình thiện lương. Đặc biệt biệt, cô được bố mẹ dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan, đúng chuẩn gái Hà thành xưa. Cô Hiền có cuộc sống thật trang nhã, thanh tao khi được bố mẹ cho phép mở “salong văn học”. Tại đây, cô được giao lưu, gặp gỡ với những người thanh lịch nhất Hà thành. Chính vì thế, con người cô cũng toát lên vẻ tài hoa, thanh lịch. Cuộc sống của cô cũng rất đỗi sang trọng khi ở trong nhà rộng cửa cao, với màu trắng tinh của chiếc khăn trải bàn ăn, với vị trí ngồi ăn phải đúng. Gia đình cô có phong cách sống trang nhã, quý phái đích thị của một gia đình gốc Hà thành. Đúng như câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
- Luận cứ 2: Phẩm cách của cô Hiền
Tính cách của cô Hiền, được tác giả lột tả thông qua những tình huống ứng xử. Đầu tiên thông qua tình huống chọn chồng để bày tỏ quan điểm về người chồng trong gia đình. Dù giao du nhiều với văn nhân nghệ sĩ nhưng bà không chọn họ làm nơi nương tựa cả đời. Bà cũng không chọn những viên quan chức để nâng khăn sửa túi. Bà quyết định theo cách riêng đó là lấy một người chồng bình thường, nhưng rất đỗi mực thước. Đó là một ông giáo dạy Tiểu học chăm chỉ, hiền lành và thiện lương, tử tế. Bởi bà hiểu, khi trong nhà có một con người từ tế, hiền lành như vậy làm trụ cột thì sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm tưởng của các con. Với một người cha chuẩn mực, đức độ chắc chắn các con cô cũng lớn lên đức độ chuẩn mực như thế. Đọc đến đây độc giả không khỏi khâm phục người phụ nữ ấy. Bà thật lý trí, thật là tân tiến. Một ý nghĩ, một quan điểm mà không phải người phụ nữ nào cũng có thể nghĩ tới.
Chính vì xuất phát từ khao khát có một gia đình vững vàng, bình ổn trước thời cuộc như thế mà cô trân trọng và dành trọn tình yêu thương cho chồng con. Cô Hiền không những biết nhìn xa, mà còn biết trông rộng.. Cô coi trọng tầm quan trọng của người vợ trong gia đình. Thật là một quan niệm sáng suốt giữa sự khắt khe trong tư tưởng “trọng nam khinh nữ” lúc bấy giờ. Cô tự đặt trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình của người vợ lên hàng đầu. Cô cho rằng “người đàn bà không làm nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Thật là một tư tượng hiện đại, mà đến tận thời nay, không phải người phụ nữ nào cũng thấu cảm và làm được.
Tình huống tiếp theo thể hiện tính cách mạnh mẽ, làm chủ cuộc đời của cô Hiền đó là trong quan niệm nuôi dạy con. Ngày trước, phụ nữ chỉ ăn rồi đẻ con, nhưng với cô Hiền thì không, cô tính toán cả tương lai của con, nên năm 40 tuổi, cô bảo chồng chấm dứt chuyện sinh nở. Bởi cô cho rằng: “nếu mà tôi và ông sống đến sáu mươi thì con út đã hai mươi, không phải sống dựa vào các anh chị nó”. Đặc biệt, tác giả miêu tả kỹ việc bà dạy các con tự lập, dạy các con đường đi nước bước, mọi cách ứng xử sao cho xứng đáng là người Hà thành. Cô răn dạy con phải biết xấu hổ để có lòng tự trong. Bởi thế, khi người con lớn đi chiến trận, dù đau lòng, dù thương xót nhưng cô Hiền cố nuốt nước mắt vào trong để con đi vì trách nhiệm, vì tự trọng. Khi người con thứ hai ra đi, cô cũng không can ngăn bởi cô muốn con được lựa chọn. Thật là một bà mẹ vĩ đại. Là mẫu hình người mẹ lý tưởng mà phụ nữ thời nay đang muốn theo đuổi và học tập. Hóa ra phụ nữ thời nay không phải học theo cái tân tiến cả Tây phương mà học lại cái cốt cách cũ của người Hà thành.
- Luận cứ 3: “bà Hiền như một hạt bui vàng của Hà Nội”
Nhân vật cô Hiền khi ta phân tích Một người Hà Nội của Nguyễn Khải lúc này đã trở thành bà Hiền. Khác với bao người khác, khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, thay vì đi tản cư, bà cố gắng bám trụ lại Hà Nội. Lúc miền Bắc hòa bình lặp lại, nhiều người đã vào Nam, nhưng bà vẫn không xa Hà Nội. Bà vẫn giữ nguyên nếp sống thanh lịch trang nhã ấy. Đến khi đất nước hoàn toàn độc lập, các con bà đi chiến trận trở về, bà đã mở tiệc chiêu đãi. Bằng việc kể lại chi tiết những sự việc con người ở bữa tiệc đó, một lần nữa tác giả lại khẳng định sự phong thái quý phái cao quý trong tâm hồn người phụ nữ gốc Hà thành ấy.
Nhìn thấy bà Hiền là tác giả lại nhìn thấy chất Hà Nội. Trước sự biến đổi của thời cuộc như vậy, nhưng bà Hiền vậy. Bà làm chủ cuộc đời mình, gìn giữ Hà Nội của riêng mình. Chính vì lẽ đó mà tác giả ví “bà Hiền như một hạt bụi vàng của Hà Nội”.
Luận điểm 2: Chuyện của Dũng
Bên cạnh nhân vật chính cô Hiền làm nên nét đặc trưng của người Hà Nội thì nhân vật Dũng cũng đã góp vào bức tranh ấy những điểm chấm phá riêng biệt. Có thể nói, nhân vật Dũng được tác giả miêu tả để thể hiện cho thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mỹ. Anh là một chàng trai trẻ yêu nước, có lòng tự trọng và lý tưởng cao đẹp. Những điều này có được một phần anh được thừa hưởng từ nền giáo dục của gia đình, ảnh hưởng từ người mẹ đậm chất Hà thành là bà Hiền.
Dù chiến thắng trở về, mang theo niềm tự hào và danh dự của một chiến sĩ anh dung vẻ vang, nhưng anh vẫn không nguôi nỗi buồn nỗi nhớ về người đồng đội đã hy sinh. Bởi thế, khi tác giả say sưa kể về một Sài Gòn đẹp đẽ thì Dũng lặng im. Dũng đang buồn nhớ, day dứt về đồng đội ấy. Dũng cũng xót thương cho người mẹ đã có con hy sinh ấy. Thật là một người có trái tim nhân ái lương thiện và tử tế mà không phải ai cũng có được.
Luận điểm 3: Chuyện về Túc và mẹ
Khi phân tích Một người Hà Nội, độc giả không thể không nhắc tới nhân vật Túc. Đó là đồng đội chiến đấu của Dũng. Túc cũng là người Hà Nội. Túc và Dũng đã cùng ra đi để chiến đấu vì tổ quốc. Nhưng Dũng may mắn trở về còn Túc vĩnh viễn ở lại chiến trường. Trong khi mẹ của Dũng mở tiệc mừng con trở về thì mẹ của Túc lại khóc thương nhận tin báo tử của con. Nhưng cũng giống như bà Hiền, người mẹ Hà Nội ấy cũng giàu đức hy sinh và lòng tự trọng. Dù chịu nỗi đau mất con nhưng khi Dũng khóc vì nhớ bạn, bà đã nén nỗi đau của mình để an ủi con.
Mẹ Túc là một người mẹ Hà Nội và cũng giống như bà Hiền. Bà là người mẹ giàu đức hi sinh. Mẹ Túc là người an ủi Dũng khi Dũng òa khóc. Bà nén nỗi đau của mình để an ủi nỗi đau của người khá. Bà chấp nhận sự mất mát của riêng mình để đón nhận niềm hạnh phúc của cả dân tộc. Thật là một người mẹ cao thượng và vĩ đại.
Kết bài
Xuyên suốt quá trình phân tích Một người Hà Nội, độc giả không khó để nhận ra tài năng kể chuyện của tác giả. Qua việc khắc hoạt chân dung cuộc đời nhân vật bà Hiền, nhà văn đã khái quát được cả một nền văn hóa đẹp đẽ của đất Hà thành. Mỗi hình ảnh, mỗi tình huống truyện đều được tác giả chọn lọc để thể hiện rõ bức tranh tâm lý và xã hội của người Hà Nội giai đoạn đất nước bước sang thời kỳ đổi mới.
Quả thực, giờ đây muốn tìm một người Hà Nội đậm chất Hà Nội như bà Hiền chẳng khác nào việc mò kim đáy bể. Thế nhưng hình tượng ấy vẫn trở thành nét tiêu biểu, điển hình cho tình yêu của người Hà Nội dành cho mảnh đất quê hương. Qua tác phẩm, nhà văn muốn gắm tình yêu của bản thân tới Hà Nội. Đồng thời, cũng gửi gắm niềm tin rằng dù cho xã hội đổi thay thì nét văn hóa thanh lịch, tử tế của người Tràng An vẫn sống mãi, vẫn vẹn nguyên như lịch sử nghìn năm văn hiến vậy.