Hình tượng người phụ nữ từ lâu đã trở thành đề tài cho các nhà văn, thi sĩ khai thác. Dù là ở khía cạnh nào, lúc buồn hay lúc vui, tất cả đều đi vào thi ca như một huyền thoại. Bởi thế, phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sẽ giúp người đọc thấu cảm hơn với tâm hồn người phụ nữ.
Chi tiết mở bài
Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, nhất thiết các bạn phải tìm hiểu về tác giả Đặng Trần Côn. Ông người làng Nhân Mục, nay là phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Theo ghi chép của sử cũ, tác giả sinh sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngân, Đặng Trần Côn còn nhiều bài thơ và một số tác phẩm phú bằng chữ Hán.
Trích đoạn Tình cảnh lẻ loi được lấy từ tác phẩm Chinh phụ ngâm. Theo sử củ ghi lại, vào đầu đời Lê Hiển Tông, quanh kinh thành Thăng Long đã xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Triều đình phải huy động quân binh đi dẹp loạn. Vì thế, nhiều thanh niên trai tráng phải từ giã gia đình để ra chiến trận. Xúc động và thương cảm truosc cảnh ngộ chia ly đó, Đặng Trần Côn đã viết nên những dòng chinh phụ đầy ai oán. Đặc biệt là nỗi đau khổ của người phụ nữ khi mất đi người mình yêu thương.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích từ câu 193 đến câu 216 trong tác phẩm. Cả đoạn văn toát lên tâm trạng, nỗi niềm của người chinh phụ khi xa chồng.
Chi tiết thân bài phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người Chinh phụ
Luận điểm: Tình cảm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
- Luận cứ 1: Sự lặp lại hành động vô vị, nhàm chán
Đoạn trích bắt đầu bằng những việc lặp đi lặp lại của người chinh phụ kể từ lúc tiễn chồng đi vào “cõi xa mưa gió. Đúng vậy, đó chính là tâm trạng của người lúc cô đơn và cảm thấy lạc long, lẻ loi. Khi ấy người ta thường không biết làm gì, hoặc làm việc gì đó trong vô thức. Và không nhận ra mình cứ làm đi làm lại mỗi việc mãi mà không chán. Người chinh phụ cũng vậy. Ngày cũng như đêm, sau khi làm xong mọi việc nhà, nàng lại:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu chẳng nói nên lời
Hoa đèn kia với người khá thương”
Những bước chân cứ dạo đi lặng lẽ trước hiên nhà. Sau đó vào phòng cuốn rèm, rồi lại buông rèm. Đó là hành động vô thức, thể hiện tâm trạng bất thần, lo lâu của người chinh phụ. Ở đây, tác giả sử dụng từ “vắng”, “thưa” không chỉ nói về sự hoang vắng của không gian khi không có người mà còn là nỗi lòng trống trải của người vợ. Mặc dù trong mình mang nỗi đau buồn, nhưng người chinh phụ vẫn không quên nghĩ tới người chồng phương. Ban ngày, nàng gửi gắm hy vọng từ là chim thước. Bởi theo dân gian, đây là loài chim báo điềm lành. Nhưng chờ mãi mà “thước chẳng mách tin”. Thông tin về người chồng vẫn bặt vô ấm tín. Tối đến, nàng thao thức cùng ngọn đèn, những mong ánh sáng từ đèn phần nào san sẻ bớt tiếng lòng của mình. Thế nhưng đèn cũng chẳng biết. Trước nàng hỏi để sau đó khẳng định lòng mình. Ở đây, tác giả sử dụng hình ảnh hoa đèn và bóng người càng tăng thêm sự lẻ loi đơn chiếc.
- Luận cứ 2: Tâm trạng buồn rầu của người chinh phụ bao trùm lên không gian và thời gian
Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, độc giả cảm thấm thía nỗi đau của những người phụ nữ. Đồng thời càng khâm phục những con người vĩ đại ấy. Họ luôn một lòng chung thủy và trọn đời yêu chồng con. Vì trái tim và tâm hồn đang bị dằn vặt nên nàng nhìn cảnh vật cũng chan chứa nỗi sầu thương:
“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoa phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dặng dặc tựa miền biển xa.”
Hình ảnh gà gáy, sương, hòe là những cảnh vật vốn làm cho bức tranh thêm đẹp đẽ và yên ả. Thế nhưng giờ đây, trong mắt chinh phụ, nó trở nên thật khác thường, nó “eo óc”, nó “phất phơ” mang một nỗi xúc cảm ớn lạnh, hoang vu. Nàng buồn nên cảnh vật bao quanh cũng trở nên thật sầu thảm, đáng sợ. Không chỉ về có cái nhìn khác lạ về không gian sống bao quanh mà nàng cũng chợt nhận ra thời gian như thay đổi. Từng “khắc, giờ” bỗng dài đằng đẵng như năm. Còn mối sầu của nàng thì dằng dặc kéo tận chân trời ra tận biển khơi. Ở đây, tác giả sử dụng hình ảnh so sánh giữa “Khắc giờ đằng đẵng” và “mối sầu dằng dặc”, để nói lên sự dàn trải của nỗi nhớ. Nó cứ dai dẳng kéo dài không dứt.
- Luận cứ 3: Gắng gượng sống qua ngày
Có thể nói, tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã lên đến đỉnh điểm. Nàng không chỉ lặp lại những hoạt động nhàm chán, thấy đời khác thường mà còn cảm giác như chỉ gắng gượng để sống qua ngày.
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.”
Tác giả sử dụng ở đây điệp từ “gượng” để nhấn mạnh sự gắng gượng gò ép ản thân của người chinh phụ. Đó là nàng cũng đã cố gắng để quên đi nỗi sầu. Nàng cũng đã làm nhiều cách để sống tốt hơn nhưng càng gắng gượng lại càng rơi vào sầu bi. Nàng đã đốt hương giải tỏa nhưng lại mê man theo những dự cảm chẳng lành. Soi gương là lúc người phụ nữ vui vẻ hạnh phúc nhất, ấy thế nhưng lại nhìn thấy gương mặt mình nước mắt đầm đìa. Nàng gẫy đàn để quên đi nỗi ai oán, ôn lại chuyện xưa cùng chồng nhưng lại âu lo điềm chẳng gỡ. Qua đây, độc giả càng cảm nhận rõ hơn niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ, đặc biệt là những có chồng đi chiến trận, chẳng hẹn ngày trở về.
Luận điểm 2: Nỗi nhớ và niềm ước mong của người chinh phụ
Có phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ mới thấy được tâm hồn cao thượng của những người phụ nữ ở hậu phương. Họ luôn một lòng chờ chồng và nguyện ước mọi điều tốt đẹp với chồng. Dù rằng, có thể người đó chẳng bao giờ trở về. Tác giả Đặng Trần Côn là nam nhi, nhưng khen thay ông thấu cảm được nỗi lòng của người chinh phụ và đã viết nên những lời về nỗi nhớ thật sâu sắc:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non yên
Non yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời không thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”.
Nếu như những câu thơ trước, Đặng Trần Côn lột tả tâm trạng sầu bi, cuộc sống khổ tâm của người chinh phụ ở nhà thì lúc này, ông bắt đầu mở lối cho sự đơn côi ấy. Thay vì gắng gượng sống, nàng đã bắt đầu gửi gió mang tấm lòng nghìn vàng của mình tới non yên. Những mong, người chồng nơi non yên cảm nhận được tấm lòng, để vượt qua mọi khổ ải để sớm trở về bên cạnh nàng.
Dẫu biền rằng việc gửi nỗi nhớ xa vời vô vọng, trắc trở chẳng khác nào đường lên trời vời vợi, thăm thẳm. Nhưng mặc kệ, nàng vẫn đau đáu nỗi nhớ và vẫn cứ nhờ trời, nhờ gió gửi tới chàng.
Kết bài
Có thể nói, phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, một lần nữa cho tay thấy tình cảm thiêng liêng giữa những người phụ nữ dành cho người chồng nên chiến trận. Phải thương cảm lắm, phải thấu hiểu lắm, tác giả Đặng Trần Côn mới có thể lột tả được nỗi cô đơn, lẻ loi, sầu thảm của người chinh phụ trong hoàn cảnh ấy như vậy.
Vởi giọng thơ khắc khoải, trầm lắng, da diết như tiếng khóc lòng, tác giả đã khiến người đọc ám ảnh. Tác giả đã liên tục sự dụng chặt chẽ các biện pháp tu từ như điệp từ, từ láy, điển tích, điển cố, so sánh để tăng thêm nỗi khổ đau của người chinh phụ. Qua đó, tác giả cũng cho thấy bức tranh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thân phận của họ như bèo bọt mây trôi, luôn phải hy sinh hạnh phúc riêng cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa.