Văn mẫu phân tích
Mở bài
Đã là con người, ai cũng có mưu cầu được sống, được hạnh phúc. Nhưng đó là với chúng ta của thế kỉ 21, thế kỉ con người sống trong xã hội hòa bình và văn minh, quyền sống, bình đẳng được đặt lên hàng đầu. Ngược dòng thời gian trở về những năm tối tăm của thập nhiên 1940, chúng ta sẽ thấy quyền con người là cái gì đó rất xa xỉ, thậm chí có khi còn không bằng con vật. Đặc biệt khi chúng ta đọc tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao sáng tác 1941 sẽ càng thấy đau, thấy thấm khi con người bị tha hóa, bị đối xử tàn bạo, xã hội thối nát, con người trở thành công cụ của bộ máy xã hội phong kiến và đánh mất đi quyền con người. Và Chí Phèo – nhân vật chính của tác phẩm chính là sản phẩm của xã hội ấy, bị tha hóa và bị tước đoạt quyền lam người. Trong tác phẩm, những diễn biến tâm trạng của Chí Phèo chính là hành trình tìm lại quyền làm người đầy đau đớn và đổ máu.
Thân bài
-
Luận điểm 1: Hoàn cảnh xuất thân của chí phèo
Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã dẫn dắt người đọc bằng tiếng chửi của Chí Phèo “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. “ Tiếng chửi đau đớn, chua xót có lúc tỉnh, có lúc mê. Tiếng chửi khiến người đọc vô cùng tò mò, một con người mới xuất hiện tại sao lại bằng tiếng chửi mà không phải là một điều gì đó tươi đẹp? Nó đã báo hiệu cuộc đời giông bão của Chí Phèo sau đó.
Có phải Chí Phèo vốn đã là người như vậy , là một kẻ bỏ đi của xã hội. Không, không hề. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, Chí vốn là một đứa trẻ mồ côi, bị bỏ ở lại lò gạch cũ. Cuộc đời Chí ngay từ khi sinh ra đã bị tước quyền được sống, nếu không có người cưu mang có lẽ Chí cũng đã chết từ khi lọt lòng. Cuộc đời vốn đã bất công với Chí từ khi Chí còn nhỏ.
Nhưng đến năm 20 tuổi, chí khỏe mạnh, rắn rỏi, chịu khó làm ăn, chẳng chơi bời, anh cũng hiền lành chân chất như bao trai làng khác. Anh cũng sống lương thiện và cũng chỉ mơ đến một cuộc sống bình dị, vợ chồng cuốc cày làm mướn nuôi con mà thôi. Ấy vậy mà cuộc đời anh lại không như ý, bao nhiêu cái rủi cái khổ cứ ập xuống đầu khi anh làm công cho nhà Bá Kiến. Bà ba nhà Bá Kiến để ý hắn khiến cho Bá Kiến ghen ghét và tìm cách đưa hắn vào tù.
Nhà Tù đã khiến cho một người khỏe mạnh, một người lương thiện biến chất, trở thành con quỷ làng Vũ Đại mà ai cũng muốn tránh xa. Ra tù, chí phèo mất hết nhân cách, mượn rượu để hành nghề ăn vạ và quên đi lương tri của mình. Vậy là hắn sống bằng nghề ăn vạ, nghề cướp giật và dọa nạt. Con người hắn đến thời điểm này là coi như bỏ đi rồi. “ Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó say khướt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách mọt cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi”.
Có thể nói, cuộc đời Chí là cuộc đời điển hình của những người nông dân Việt Nam trước CMT8, số phận của Chí cung là điển hình cảu những thanh niên bị tha hóa bởi xã hội và công quyền. Ta trách Chí thì ít mà thấy thương cho Chí thì nhiều, khi hắn vốn là người hiền lành, đã bị chính xã hội đó bóp méo và đẩy cuộc đời vào bế tắc.
-
Luận điểm 2:
– Diễn biến tâm trạng trước khi gặp thị Nở
Cuộc đời Chí là những chuỗi ngày say và ăn vạ. Quay trở lại phần mở đầu của tác phẩm, ta đã nghe tiếng chửi chửi của hắn. Tiếng chửi mà không ai ngó ngàng, ai cũng cho đó là tiếng chửi trời chửi đất, nó chừa mình ra. Ai cũng coi khinh Chí, người ta không coi Chí là con người nên mới không đoái hoài đến tiếng chửi của Chí.
Một con người sống giữa cộng đồng Người mà lại bị hắt hủi thì đau đớn thế nào. Nhưng Cuộc đời Chí là thế, hắn chỉ biết chửi sau đi tù về, bởi hắn cũng đã nghĩ cuộc đời hắn vứt đi rồi, một thằng tù tội về thì không bị coi thường, không bị khinh thì còn bị gì nữa. Vậy nên chỉ có tiếng chửi làm bạn thôi.
Và mục đích sống chỉ có đi ăn vạ, đi cướp bóc, và làm tay sai cho bá Kiến để có tiền uống rượu: “Anh bứa lắm. Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. Ðội Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được tự nhiên có vườn.”
Vậy nhưng, từ sâu thẳm trong tâm hồn Chí, Chí vẫn muốn được người lương thiện, vẫn khao khát được giao tiếng với mọi người dù chỉ bằng tiếng chửi. Chí vẫn mong mỏi được ai đó chửi lại hắn nghĩa là người ta đã nghe ra tiếng chửi của hắn, đã biết hắn tồn tại.
– Sau khi gặp thị Nở
Va sau khi gặp Thị Nở, thì Chí thay đổi hẳn. Cuộc đời cho đến suy nghĩ hoàn toàn thay đổi. Chí gặp Thị Nở trong một hoàn cảnh khá éo le, đó là khi Chí thì say rượu còn Thị thì gánh nước mà gnur quên ở bờ sông, lối vào nhà Chí. Họ ăn nằm với nhau và sau thị Nợ đã đưa hắn vào lều, đắp chiếu cho hắn rồi về.
Thời gian gặp nhau chỉ trong chống loáng nhưng đã thay đổi hoàn toàn con người của Chí. Hắn đã có nhận thức về tời gian, hắn đã cảm thấy buổi sáng rực rỡ, tươi đẹp hơn. Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết.
Và rồi “Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn.” hắn có sự thay đổi trong suy nghĩ, trong tư tưởng và con người. Hắn đang tỉnh, hắn bắt đầu sợ rượu. Một người nghiện rượu như hắn mà sợ rượu cho thấy một sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn. Có nghĩa là hắn cũng bắt đầu sợ cô đơn, sợ chết. Hắn đang khao khát sống, khao khát mãnh liệt.
Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cườu nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.
Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
Cuộc sống ngoài kia vẫn diễn tiếp, có chăng chỉ có mình Chí Phèo tự thu mình lại, không còn để ý đến thế giới xung quanh hắn sống cho mình hắn, tối tăm, lạnh lẽo . Và hôm nay, sau đêm gặp Thị tâm hồn hắn giống như mảnh đất khô cằn gặp cơn mưa rào mùa hè, đã sinh sôi nảy nở, đã cảm nhận được mùi của thiên nhiên, của con người, của hoa lá, của đất. Hôm nay hắn mới nghe thấy và lòng thấy buồn nôn nao.
Hắn buồn, một cảm xúc của một người thường, hắn buồn vì hắn đã đánh mất đi cuộc đời, hắn buồn vì hắn muốn được làm người và liệu có thể được làm người hay không.
Hắn dần nhận biết ra bi kịch của cuộc đời mình, đó là đói rét, già nua và ốm đau cô độc. Hắn đã thức tỉnh thật sự, thức tỉnh phần lương tri con người và có cảm xúc đời thường. Con quỷ làng vũ đại đã tỉnh, trước đây chỉ biết uống rượu, vạch mặt ăn vạ thì giờ đây đã có ý thức của một con người.
– Hắn mơ làm người lương thiện
Nếu đọc kĩ tác phẩm, hẳn chúng ta cũng biết, Chí vốn là một người lương thiện và cũng có những ước mơ xưa kia: “Chồng cay thuê cuốc mướn, vợ dệt vải” . Và cho đến khi hắn được Thị nấu cho một bát cháo hành nóng hổi thì ôi thôi, ước mơ như ùa về. Lần đàu tiên trong cuộc đời hắn được ăn một món ăn mà ngon đến vậy, lần đầu tiên trong cuộc đời hắn được một người đàn bà cho. Người ta thường cướp của hắn chứ có cho gì hắn và có yêu thương gì hắn đâu. Vậy mà hắn lại cảm nhận được tấm lòng của thị Nở. Hắn hiền, ôi chao mà hắn hiền: “Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Ðó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi. Hay trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý, cũng thay đổi cả tâm lý nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành”
Hắn mơ ước, được trở lai làm người lương thiện, cùng thị Nở xây gia đình nhỏ. Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. Một câu tỏ tình nghe có vẻ bông đùa nhưng mà lại thực tâm. Hắn thực sự muốn làm người lương thiện, hắn khao khát và muốn trở về thế giới lương thiện, và thị sẽ mở đường cho hắn.
Có thể nói cuộc gặp gỡ của Chí và Thị Nở đã đem tới cho Chí niềm hạnh phúc, mong muốn được yêu thương, được trở thành người lương thiện.
– Nỗi đau bị từ chối
Nhưng làm người lương thiện đâu có dễ, nhất là ở xã hội thối nát ấy. Khi ý định làm người lương thiện vừa nhen nhóm đã bị dập tắt đó là định kiến xã hội khi bà cô thị Nở không cho thị quen hắn “Ðã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo!. Bà cô thị Nở chính là định kiến hà khắc của xã hội, đã cứt đứt sợi duyên tình của Chí và Nở, đồng thời cắt đi quyền làm người gián tiếp của Chí. Lúc này hắn mới buồn, ngẩn người, hắn mới thấy được bi kịch cuộc đời mình. Hắn bất lực hiểu ra để rồi hồi tưởng lại quá khứ với thị, hắn lại càng đau, càng muốn níu kéo. Nhưng thị lại thẳng tay gạt đi. Vậy là hắn muốn quay lại làm người và con đường ấy chính là thị Nở nhưng hắn đã bị cự tuyệt. Vậy thì hắn còn gì tiếc nuối, hắn lại uống rượu, uống mãi không say “Hắn phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ơi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức.’
Nỗi đau dường như đã lên đến cực điểm, giọt nước mắt của Chí chính là nỗi khổ tuyệt vọng tột cùng, không lối thoát. Hắn bị đẩy khỏi xã hội trong khao khát được quay lại làm người lương thiện.
– Tâm trạng đau khổ phẫn nộ đến tột cùng
Khi con người ta đã bị dồn đến đường cùng, thì người ta cũng chẳng thiết gì nữa. Hắn cứ vậy mà xách dao đi, ban đầu hắn định rẽ vào nhà thị nở nhưng hắn lại đi và đến nhà Bá Kiến và tại đây hắn đanh thép đòi bá kiến hải trả lại quyền làm người và quyền được lương thiện: “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách… biết không! Chỉ có một cách là… cái này biết không?
Kết thúc là Chí đâm chết Bá Kiến và tự tủ. Cái chết của Bá kiến chính là sự vùng lên đòi quyền sống, quyền làm người, nó cũng là khát khao được làm người lương thiện của Chí, một khát khao cháy bỏng, một câu hỏi bỏ lửng…
Tâm trạng chí phèo diễn biến phức tạp từ khi không cảm xúc, không ý thức cho đến khi có ý thức về số phận của mình, khao khát hạnh phúc, mong muốn làm người lương thiện rồi lại bị cự tuyệt, phẫn uất, đau khổ vì bị từ chối quyền làm người.
Nam Cao thật tài tình khi xây dựng lên nhân vật Chí Phèo hết sức đặc sắc với diễn biến tâm trạng vô cùng phức tạp nhưng logic, đúng theo tâm lý một người khao khát hạnh phúc, tuy là con quỷ nhưng lại có lương tri còn hơn những kẻ sống mệnh danh là người nhưng thực chất lại là quỷ.
Kết bài
Nam Cao đã xây dựng lên nhân vật điên hình cho người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ, nhưng thẳm sâu trong tâm họ là khao khát trở về và đều có một lương tri, một trái tim lương thiện, một nhân cách không ai có thể chà đạp. Đây là nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất cho độc giả, có lúc ám ảnh, nhưng lại khiến cho người đọc thương cảm vô cùng, và luôn trăn trở về câu hỏi “ Ai cho tao lương thiện”? Có lẽ, phải vùng lên, phải thay đổi một hệ tư tưởng, một xã hội mới có thể sống và trở thành người lương thiện như ý muốn.