Bài phân tích nhân vật Việt chuẩn
Mở bài
Nhà văn Nguyễn Thi sinh năm 1928 – 1968, ông là một trong những nhà văn gắn bó sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ và cho ra đời những tác phẩm văn chương để đời. Trong đó, tác phẩm những đưa con gia đình đã được đưa vào giảng dạy trung học phổ thông. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc sống con người Nam Bộ hồn nhiên, bộc trực và yêu quê hương. Trong tác phẩm, các nhân vật đều có những điểm sáng riêng. Riêng nhân vật Việt là một trong hai nhân vật chính quan trọng, là kết nối cho toàn câu truyện và kết tinh những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Phân tích nhân vật việt trong những đứa con trong gia đình để hiểu hơn về người lính kháng chiến chống Mỹ
Thân bài
- Khái quát nội dung truyện
Truyện Những đứa con trong gia đình là câu chuyện về tình thân, về những người trẻ nhiệt huyết giữa thời kỳ chống Mỹ. Truyện được kể theo kết cấu của những đợt hồi tưởng của người lĩnh trẻ tên Việt. Anh đang bị trọng thương và thất lạc đồng đội mấy ngày đêm. Trong khoảng thời gian này anh luôn nghĩ về gia đình, về mảnh đất quê hương và những người anh yêu thương. Vì vậy diễn biến truyện rất linh hoạt, xúc động lẫn thời gian và không gian. Thời gian quá khứ, hiện tại chồng chéo nhau nhưng người đọc vẫn có thể hiểu và hình dung ra được cuộc sống, tính cách của người chiến sĩ gan dạ, nhiệt huyết này. Nhân vật Việt hiện lên trên toàn bộ tác phẩm với những đức tính vô cùng tốt đẹp.
- Luận điểm 1: Việt là cậu bé có tính tình ngây thơ, hồn nhiên, thú vị
Việt vốn là một chiến sĩ trẻ nhưng bản chất trong anh vẫn là sự hồn nhiên, ngây thơ. Anh là chàng trai mới lớn nhưng tâm hồn vẫn rất đáng yêu. Anh vẫn giữ bên mình những kỉ vật mà từ nhỏ anh chơi như súng ná bắn chim. Giờ đây, trong hiện tại, anh vẫn cầm súng tự động và cái súng ná bắn thun vẫn nằm trong túi áo anh. Chỉ một chi tiết nhỏ như vầy thôi cũng cho thấy anh là người khá hồn nhiên, đáng yêu và tình cảm. Đặc biệt, khi anh nhớ về chị Chiến, người chị mà anh rất yêu thương. Nhưng bản chất hồn nhiên, trẻ con khiến anh vẫn tranh giành với chị từ bắt ếch, đến lập chiến công giết Mỹ. Kể cả sau này lớn lên, vết đạn bắn thằng Mỹ trên sông Việt cũng giành với chị và đòi bắn nhiều hơn. Rồi cho đến hôm đi tòng quân, Việt cũng giành đi bộ đội với chị. Đây là một chi tiết cảm động và đắt giá. Sự tranh giành khi còn nhỏ chỉ đơn thuần là sự ngây thơ của trẻ dại, nhưng khi đi bộ đội, đến nơi chiến trường sinh tử Việt vẫn giành không phải vì hơn thua, không phải vì sự hồn nhiên mà đó chính là sự trưởng thành trong suy nghĩ, Việt sợ chị sẽ chịu khổ và thà Việt chịu khổ thay chị còn hơn. Tình cảm yêu thương dành cho chị Chiến lớn đến nỗi Việt không kể cho ai ở đơn vị là Việt có chị, vì Việt sợ mất chị ấy mà.
- Luận điểm 2: Tình yêu gia đình sâu đậm
Phân tích nhân vật việt trong những đứa con trong gia đình – Không chỉ là người lính trẻ hồn nhiên, đáng yêu mà Việt dành một tình yêu sâu đậm cho gia đình mình. Việt và chị hai vốn mồ côi từ nhỏ. Tình yêu cảu Việt dành cho chị sâu đậm như dành cho người mẹ. Chi tiết Việt và chị cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi, Việt đi trước, chị Chiến đi sau. Nghe tiếng chân chị bịch bịch mà Việt thấy thương chị lạ. Đây là lần đầu tiên Việt mới rõ được tiếng lòng của mình. Đó cũng là những lí do vì sao đi tòng quân Việt lại giành ra trận và không chịu cho chị Chiến đi, tất cả cũng xuất phát từ tình yêu thương chị, người thân ruột thịt duy nhất trên cuộc đời của Việt.
Ngoài chị Chiến, Việt cũng rất thương chú Năm. Chú là người hàng xóm gần gũi nhất với hai chị em. Chú luôn đứng ra phân giải thắng thua của hai chị em và luôn nhường cho Việt phần thắng. Đặc biệt, Việt luôn cảm thấy mỗi khi chú cất giọng hò giống như chú đang gửi gắm vào Việt vậy đó. Đặc biệt chú thường hò mỗi khi kể về gia đình, chiến công mảnh đất này rất xúc động. Việt cũng cảm nhận được chú Năm rất thương Việt nên tình cảm dành cho chú ngày càng lớn hơn.
Trong lúc bị thương, hình ảnh của mẹ Việt cũng hiện ra. Đó là hình ảnh người mẹ thân yêu, chập chờn như ngọn đèn nhỏ trong ký ức với bao xoát xa lẫn ngọt ngào. Việt nhớ mẹ da diết, nhớ chi tiết đến những hành động, cau nói của má. Cả cuộc đời má vất vả gian nan, vậy mà má trải qua không hề sợ gì hết. Má dồn tâm huyết vào hai chị em và chỉ mong hai chị em bình an, hạnh phúc. Có thể nói, khi con người ta đối diện với sinh tử, người ta mới hồi tưởng rõ nhất đến những người mình thương yêu, mới khao khát được gặp nhất. Việt yêu má vô cùng, bởi vì má bao giờ cũng chăm chút ân tình cho gia đình. Chỉ nghĩ đến đó thôi, Việt ước gì mình có thể được gặp má.
- Luận điểm 3: Việt là chiến sĩ anh hùng, dũng cảm
Phân tích nhân vật việt trong những đứa con trong gia đình – Không chỉ là người con trong gia đình giàu tình cảm mà Việt còn là người chiến sĩ rất dũng cảm, tinh thần chiến đấu bất khuất. Điểm chú ý nhất đó chính là tinh thần yêu nước được xuất phát chính từ gia đình Việt. Việt sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng. Đây chính là cái nơi tu dưỡng đạo đức cho chàng lính trẻ bây giờ. Ngay từ nhỏ, Việt đã thừa hưởng được tư tưởng yêu nước, cách mạng nên lúc nhỏ Việt sẵn sàng xông vào đá thằng giặc giết cha mình. Với tinh thần yêu nước căm thù giặc sâu sắc ấy, lớn lên Việt quyết tranh đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ để hiểu chàng trai trẻ gan dạ thế nào. Nếu không có những người như Việt, những người sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc thì liệu chúng ta có được hòa bình như ngày hôm nay? Càng đáng khâm phục hơn khi chàng trai trẻ chưa đủ tuổi đi lính lại muốn giành đi lính cho thấy lòng căm thù giặc sâu sắc và tình yêu gia đình nồng nhiệt.
Đặc biệt, Việt không phải chỉ thể hiện suống tranh giành trẻ con với chị mà đi lính. Đây là sự chín chắn trưởng thành trong suy nghĩ trước tuổi. Chứng kiến cảnh cha bị giết, mẹ chết, đất nước chìm trong bom đạn chàng trai đã nuôi chí lớn. Đó là lí do vì sao khi tòng quân chiến đấu Việt rất dũng cảm. Anh dùng pháo tiêu diệ được một xe bọc thép của giặc. Dù khi bị thương anh cũng không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày… mày là thằng chạy”.
Trở về với hiện tại, đây là lần thứ tư Việt tỉnh dậy giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng của đồng đội từ nơi xa, Việt cố gắng bò về. Khi đồng đội tìm thấy Việt, dù bị thương nặng nhưng anh vẫn luôn cầm súng trong tư thế chiến đấu. Đây chính là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng, sự gan dạ và tình yêu gia đình sâu đậm. Có thể nói, chính mối thù nhà và tình thương những con người ruột thịt sâu sắc mới giúp anh có thể chiến đấu dũng cảm ngoan cường, và kiên định như vậy.
- Nhận xét về nghệ thuật
Với nghệ thuật miêu tả nhân vật sắc nét qua hình ảnh sống thực, hồn nhiên đầy cảm động, tác giả đã tái hiện lên hình ảnh nhân vật Việt với những tính cách tuyệt vời của một người con và người chiến sĩ cộng sản. Đặc biệt, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ giúp chúng ta có thể hình dung dễ dàng hơn về cuộc sống,văn hóa con người nơi đây. Những tình tiết trong truyện đều là lời độc thoại nội tâm của Việt, những lời độc thoại đứt nối, chập chờn của người chiến sĩ bị thương cho thấy những khao khát về gia đình, về cuộc sống hạnh phúc. Những dòng hồi ức rời rạc càng khiến người đọc cảm động hơn về người con, người chiến sĩ Việt .
Kết bài
Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật sắc nét từ tính cách đến tinh thần chiến đấu, không bằng ngôn từ tráng lệ, hoa mỹ mà rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy cảm động. Truyện đã thực sự khắc họa lên hình ảnh nhân vật Việt hội tụ mọi tính chất tốt đẹp của một người con nam Bộ và người lính cách mạng. Anh chính là hình ảnh đại diện cho thế hệ thanh niên Miền Nam anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Rất đáng tự hào và ngưỡng mộ, yêu thương.
>>Xem thêm: Phân tích những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Văn mẫu chi tiết