Dàn ý phân tích chi tiết
Mở bài
– Giới thiệu về Quang Dũng: Quang dũng quê ở Hà Tây nhưng ông chủ yếu sống ở Hà Nội. Ông là nghệ sĩ đa tài nhưng thành công hơn cả trong lĩnh vực thơ ca. Thơ ông thường lãng mạn, nhẹ nhàng tinh tế mà sâu lắng, phóng khoáng mang vẻ đẹp hào hoa.
– Dàn ý phân tích bài thơ tây tiến – Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến: Tây Tiến là một trong những tác phẩm thành công và hay nhất của ông. Tác phẩm được sáng tác khi nhà thơ đã rời xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Vì vậy bài thơ viết với một tâm trạng nhớ da diết, chơi vơi. Người lính Tây Tiến chủ yếu là thanh niên thủ đô, nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên. Cuộc sống chiến đấu rất khó khăn nhưng vượt lên trên cả mọi thử thách, chiến tranh học vẫn giữ được cốt các hào hoa, thanh lịch và lãng mạn hào hùng của thanh niên Hà Nội.
Thân bài
– Khổ 1
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
+Nói về nỗi nhớ của tác giả dành cho Tây Tiến. Tây Tiến là tiếng gọi thân thương, nỗi nhớ chơi vơi, thường trực bao trùm cả không gian. Có lẽ với một người lính đã gắn bó lâu năm với Tây Tiến thì khi xa nỗi nhớ ấy lại càng dạt dào hơn.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
+Hai câu thơ tiếp theo vẽ lên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội. Đó là các địa danh như Sài Khao, Mường Lát – đều là những nơi hẻo lánh, xa xôi trúc trắc đường đi, núi rừng, vách đá cheo leo.
+ “Đoàn quân mỏi” cho thấy sự vất vả gian nan của đoàn quân tây tiến
– Khổ 2 bài thơ
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
+Đây chính là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc hay cũng chính là những gian khó mà các chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua hàng ngày.
+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên hùng vĩ với các từ lấy tạo hình như “khúc khủy” “heo hút” dốc=> Thiên nhiên núi rừng vô cùng lớn, bao la, sâu thăm thẳm khiến người đọc hình dung ra cả tuyến đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến vô cùng gian khó, vất vả và nguy hiểm.
+ Đặc biệt khi tác giả sử dụng điệp khúc “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,” càng thấy được địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh thế nào.
+ Hình ảnh “súng ngửi trời” mang đến một sự lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Giữ những gian khó nguy hiểm phía trước mà người lính phải vượt qua vẫn có thể lạc quan, hóm hỉnh yêu đời. Ngoài ra, hình ảnh súng ngửi trời còn cho thấy được tầm cao của núi non, sự nguy hiểm mà người lính đang vượt qua.
+ Tiếp theo sang câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,” gợi tả tột cùng của sự nguy hiểm, chỉ một chút xảy chân thôi có thể mất mạng rồi
=> Qua đây ta càng cảm phục những người lính Tây Tiến, họ không hề sợ hãi trước thiên nhiên hùng vĩ nhưng đầy hiểm trở, họ mang trong mình lý tưởng lớn lao, vượt qua mọi chông gai khó khăn bên ngoài.
– Khổ 3
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
+ Dàn ý phân tích bài thơ tây tiến – Hình ảnh “Anh bạn dãi dầu không bước nữa,” mang đến cho người đọc sự xúc động lớn lao. Đối với người lính tây tiến, cái chết với họ nhẹ tựa lông hồng, chỉ đơn giản là không bước nữa, nhẹ nhàng vậy đó. Khi người lính đã ra chiến trận mang trong mình lý tưởng cách mạng, thì đối với họ cái chết không đáng sợ. Đây chính là sự anh dũng, quả cảm của người lính.
+ Câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời! nghe thật nhẹ nhàng, bay bổng. Đối với người thường, cái chết thật đáng sợ, nhưng với người lính chỉ là mệt mỏi rồi, gục lên súng mũ mà thôi.
+ Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. đó chính là hiện thực mà người lính Tây Tiến phải đối diện hàng ngày trong chuyến hành quân. Những người còn sống tiếp tục đối mặt với tử thần phía trước. Một bên là vực thẳm cao ngút ngàn, một bên là thú dữ rừng thiêng nước độc. Người lính Tây Tiến phải đối mặt và gạt bỏ qua nỗi sợ hãi, để tiếp tục tiến về phía trước. Câu thơ đã gợi lê sự hoang sơ, mang dại mà người lính thường xuyên phải đối mặt.
– Khổ 4
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
+Sang khổ thơ tiếp theo, người đọc lại được tác giả dẫn dắt vào thế giới lãng mạn của các chàng lính Tây Tiến. Không còn là thú dữ, rừng thiêng nước độc nữa, thay vào đó là hình ảnh cuộc sống thi vị, hình ảnh người con gái hà Thành e ấp.
+ Cuôc sống người lính Tây Tiến rất lãng mạn, thi sĩ. Họ vẫn mang trong mình nét hào hoa của người Hà thành. Họ vẫn say mê với cuộc đời “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,” đó là những đêm trại đốt đuốc bên nhau cùng hát ca, đó là hình ảnh người thiếu nữ Hà Thành e ấp duyên dáng. Khung cảnh lãng mạn đúng như tâm hồn những người lính Tây Tiến – những thanh niên thủ đô vẫn mang trong mình kí ức về một Hà Thành mộng mơ.
– Khổ 5
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
+ Khung cảnh hiện lên đẹp, ảo lung linh vào một chiều sương
+ Con người lao động bình dị và mọc mạc. Cảnh vật vô cùng duyên dáng đầy sức sống: “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa? Trong cảnh nước lũ mà người lính Tây Tiến vẫn nhận thấy dáng hoa đong đưa, cho tấy tâm hồn họ lãng mạn đậm chất thi sĩ thế nào.
– Khổ 6
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
+ khổ thơ miêu tả chân thật về hình ảnh người lính Tây Tiến. Đó là hình ảnh đầu không có tóc. Một hình ảnh xót xa về người Lính vì họ bị mắc căn bệnh sốt rét nơi chiến trường, rừng thiêng nước độc nên tóc không thể mọc được.
+ Sang câu thơ Quân xanh màu lá càng thấy được hình ảnh người chiến sĩ gầy gòm, da xanh xao => Qua đây cho thấy những gian khó, vất vả mà người lính trải qua vậy mà họ vẫn rất oai hùng, uy nghiêm không sợ gì.
+ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Cho thấy được sự lãng mạn trong tâm hồn họ. Họ lấy hình bóng người thương nơi quê nhà để làm động lực chiến đấu.
– Khổ 7
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
+ Khổ thơ thể hiện vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua sự hi sinh của họ. Họ sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, ngoài chiến trường dẫu biết là khốc liệt, là đổ máu nhưng họ chẳng ‘tiếc đời xanh”.
+ Cái chết đến với họ còn nhẹ nhàng, thanh thản như lông hồng, như một sự biết trước. Câu thơ “Áo bào thay chiếu, anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” đã lí tưởng hóa hình ảnh những người lính Tây Tiến. Họ được ví như những chiến sĩ xưa với hình ảnh áo bào và khi họ hi sinh đến thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau của họ.
>> Dù trong hoàn cảnh khó khăn, những người lính Tây tiến vẫn có những nét lãng mạn, hào hoa, vẻ đẹp kiêu hùng và sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.
– Khổ 8
Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
+ Khổ cuối như nhắc lại ý nguyện của đoàn quân Tây Tiến một thời, đó là người đi không hẹn ước và cũng là sự thương tiếc đồng đội đã hi sinh của tác giả.
+ Lòng tác giả luôn hướng về Tây Tiến, tình cảm gắn bó da diết.
Kết bài
– Dàn ý phân tích bài thơ tây tiến – Tóm tắt lại nội dung bài thơ: Tây Tiến là bài thơ về những người lính Tây Tiến hào hoa, coi cái chết nhẹ tụa lông hồng, sẵn sàng chiến đấu vì lí tưởng. Bài thơ cũng là nỗi nhớ da diết của tác giả về những người đồng chí, đồng đội Tây Tiến.
>> Xem thêm: Phân tích tây tiến của nhà thơ tài hoa Quang Dũng