Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian, gắn bó với tuổi thơ của hầu hết trẻ nhỏ Việt Nam. Nội dung của truyện cổ tích mang ý nghĩa giáo dục, hướng con người đến sống tử tế, chống lại cái ác. Truyện “Tấm Cám” là một tác phẩm nổi bật trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, được truyền kể qua nhiều thế hệ độc giả thiếu nhi. Nhân vật chính của truyện “Tấm Cám” là Tấm, một hình mẫu lý tưởng, tiêu biểu cho sự liền lành, xinh đẹp của các cô gái. Khi phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám ta sẽ thấy nhiều điều thú vị.

Thân bài

Phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám chi tiết

Có thể nói, truyện cổ tích nói riêng và các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam nói riêng là một phương thức thể hiện tiếng nói, khát vọng của nhân dân trong xã hội cũ. Đối với truyện Tấm Cám, tác phẩm mang tinh thần lạc quan và niềm tin của nhân dân lao động vào lòng tốt, vào một tương lai hạnh phúc. Phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám ta thấy, Tấm có số phận bất hạnh nhưng lại mang vẻ đẹp tâm hồn sáng ngời. Tấm phải trải qua nhiều gian nan nhưng cuối cùng có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Qua nhân vật Tấm, nhân dân gửi gắm ước mơ về kết quả tốt đẹp dành cho người tốt, chăm chỉ, đồng thời thể hiện khát vọng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

phan-tich-nhan-vat-tam-trong-truyen-co-tich-tam-cam1

Tấm mồ côi từ nhỏ. Mẹ Tấm mất từ khi Tấm còn bé. Tấm có người em gái cùng cha khác mẹ tên là cám. Mấy năm sau khi mẹ Tấm mất thì cha tấm cũng qua đời, vì vậy Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám, ta dễ nhận ra số phận mồ côi là mô típ truyện cổ tích quen thuộc. Ở cùng dì ghẻ và em gái, Tấm chịu sự hành hạ ác độc của hai người và phải sống vất vả cực nhọc.

Tấm phải làm lụng ngày đêm, còn Cám thì thảnh thơi chơi đùa. Không những thế, Tấm còn bị Cám lừa mất giỏ cá mà Tấm đã chăm chỉ bắt ngoài đồng. Việc mất giỏ cá đồng nghĩa với việc Cám sẽ không nhận được phần thưởng của dì ghẻ, là một chiếc yếm đẹp. Vầ Tấm cũng tiếp tục bị ghẻ lạnh mà không nhận được tình yêu thương như của mẹ mà Tấm khao khát bấy lâu.

Nhẫn tâm hơn, khi trong giỏ cá chỉ còn con cá bống bầu bạn cùng Tấm, nhưng mẹ con cám cũng bắt và giết thịt. Phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám lúc này ta thấy cuộc đời Tấm bị bao vây bởi dã tâm hãm hại của mẹ con Cám. Cá bống được Tấm xem là người bạn tâm sự, sẻ chia mỗi ngày nhưng cuối cùng người bạn cũng bị lấy mất. Có thể nói, nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám là tiêu biểu cho số phận bị đày đọa, vì thấp cổ bé họng mà chịu nhiều thiệt thòi, bị tước đoạt ngay cả những quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cơ bản nhất. Đó cũng là lý do tại sao, tiếng khóc của Tấm trong lúc bị áp bức đã khơi dậy lòng cảm thông, trái tim nhân từ, thương người ở mọ người mà trước hết ở đây là ông Bụt.

Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm cuối cùng trở thành hoàng hậu, sống hạnh phúc bên nhà vua. Mỗi khi Tấm khóc, buồn tủi Bụt sẽ xuất hiện và an ủi, giúp đỡ Tấm. Khi Tấm bị mất chiếc yếm đỏ, Bụt mang đến cho Tấm cá Bống làm người bầu bạn. Khi Tấm bị mẹ con cám bắt mất cá bống, Bụt lại cho Tấm hi vọng bằng gợi ý chôn xương cá bống ở chân giường, mà mai này từ đó Tâm có được một đôi giày xinh xắn. Phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám ta còn thấy, khi tấm bị mẹ con Cám hãm hại không cho đi xem hội, Bụt đã cho đàn chim sẻ đến giúp nhặt đậu trong thúng thóc, nhờ đó Tấm có thể đi hội làng và ở đó Tấm gặp nhà vua. Khi Tấm đi hội và làm rơi giày, nhưng nhờ chiếc giày này mà Tấm gặp lại nhà vua và trở thành hoàng hậu, trở thành người có ngôi vị. Điều này cũng thể hiện cho khát vọng, cho ước mơ của nhân dân, những người bị áp ức, chèn ép trong xã hội cũ. Mà hạnh phúc ấy chỉ những người lương thiện, hiền lành mới có thể nhận được.

phan-tich-nhan-vat-tam-trong-truyen-co-tich-tam-cam

Phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám sâu hơn, ta thấy Tấm dù là một cô gái yếu đuối, nhưng luôn không ngừng đấu tranh cho hạnh phúc của chính mình. Qua nhân vật Tấm hay những cuộc đấu tranh vì kiên cường của Tấm, nhân dân lao động trong xã hội cũ thể hiện niềm tin và khát vọng đổi đời, về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp trước cái ác, cái xấu xa. Để đến được đích hạnh phúc, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân trở thành nào chim Vàng Anh, nào cây xoan đào, nào khung cửi, rồi đến quả thị. Và rồi từ quả thị, Tấm bước ra trở lại làm người. Như vậy có thể thấy, cuộc đấu tranh để giành lại quyền sống hạnh phúc của Tấm trải qua nhiều gian nan, cũng thể hiện ý chí quyết liệt, không khoan nhượng của Tấm. Cuộc đấu tranh này đã minh chứng rằng, cái ác vẫn luôn hiện diện, ở khắp mọi nơi và luốn cố gắng hành hạ, vùi dập cái thiện. Việc mẹ con Cám vẫn đeo bám để giết hại Tấm tới cùng, ngay cả khi Tấm đã trở thành hoàng hậu đã chứng minh cho điều này. Ta lại thấy, đến lúc này, cuộc đời Tấm không chỉ bị tước đoạt hạnh phúc mà còn bị tước đoạn cả tính mạng.

Trong lần hóa thân cuối cùng của mình, Tấm lại bước ra trở lại làm người. Điều này là sự thể hiện sự gửi gắm của dân gian về quan niệm của hạnh phúc. Đó là sự khẳng định rằng, hạnh phúc chốn trần gian mới là hạnh phúc đích thực của con người và đáng trân trọng biết bao. Mà qua phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám, ta càng hiểu sâu sắc thứ hạnh phúc của cuộc đời thực, khi được sống cạnh những người mình yêu thương, sống giữa tình cảm gia đình ấm áp. Quan trọng hơn, để đi đến đích đến hạnh phúc ấy, Tấm đã phải trải qua nhiều gian khổ, đã phải đấu tranh ngoan cường. Ta thấy sự chuyển biến rõ rệt về ý thức của Tấm trong suốt thiên truyện cổ tích, đó là ban đầu khi Tấm khóc, buồn tủi sẽ có Bụt hiện ra giúp đỡ; nhưng về sau Tấm đã tự mình đấu tranh, giành lấy hạnh phúc cho chính mình. Sau bao đấu tranh, Tấm trở lại làm người, trở thành hoàng hậu xinh đẹp. Nhưng nếu cái ác vẫn còn nhởn nhơ, vẫn chưa bị trừ diệt tận gốc, thì hạnh phúc của cái thiện, của Tấm sẽ chẳng bền lâu. Bởi vậy, cuối cùng Tấm đã tự tay trừng phạt mẹ con Cám, kẻ ác cuối cùng phải nhận cái kết thích đáng. Kết thúc này thể hiện niềm tin của nhân dân vào Tấm, vào công lý, và là sự khẳng định cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.

Kết luận phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám

Qua đọc hiểu tác phẩm và phân tích nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám, ta thấy đây là tác phẩm điển hình về niềm lạc quan của người dân lao động vào những điều đúng đắn, vào lẽ phải. Thông qua số phận của nhân vật Tấm, tác giả dân gian đã phản ánh và lên án hiện thực xã hội cũ bất công. Đồng thời cũng qua nhân vật này và các yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm, nhân dân lao động gửi gắm ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, công bằng.

Có thể nói, văn học dân gian từ bao đời nay, trải qua không biết bao thăng trầm lịch sử, vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam cũng như các thế hệ độc giả. Với tác phẩm “Tấm Cám” nói riêng và phân tích các tác phẩm cổ tích, truyền thuyết nói chung, ta thấy được đời sống tinh thần của người dân lao động trong xã hội cũ, qua đó càng thêm trân trọng các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam.