I – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Trước khi đi vào trả lời các câu hỏi của văn bản, chúng ta có thể tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)
Tác giả: là Nguyễn Dữ. Ông là người huyện Thanh Miện, Hải Dương. Ông sống vào giai đoạn thế kỷ XVI, là thời kỳ mà các chế độ phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bình. Ông là người học rộng tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin từ quan để về sống ẩn dật và nuôi mẹ già viết sách.
Tác phẩm: Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm được tác giả viết bằng chữ Hán. Ghi lại những truyện cổ dân gian, truyết thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam. Trong đó, đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện hấp dẫn. Với nội dung xoay quanh nhân vật Vũ Nương. Là một người phụ nữ đức hạnh, khát khao cuộc sống hạnh phúc nhưng do xã hội, các thế lực tàn bạo và các lễ giáo khắc nghiệt mà rơi vào cảnh éo le, oan khất.
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
Câu 1: Tìm bố cục của truyện?
Gợi ý trả lời:
Chuyện người con gái Nam Xương Trích Truyền kì mạn lục) được chia thành 3 phần
– Phần 1: từ đầu cho đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”): Nội dung phần này nói về cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương. Sau đó là sự xa cách vì chiến tranh. Đồng thời nói về phẩm hạnh của nàng trong thời gian chờ chồng đi lính.
– Phần 2: Từ “Qua năm sau… đến “nhưng việc trót đã qua rồi”: nội dung đoạn này nói về nỗi oan khuất cùng cái chết bi thảm của Vũ Nương.
– Phần 3 là phần còn lại: nội dung phần này nói về cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Sau đó nàng Vũ Nương đã được giải oan.
Câu 2: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?
Gợi ý trả lời:
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cụ thể đó là
– Hoàn cảnh nàng trong cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân. Khi đó nàng được tác giả miêu tả với đức tính là người phụ nữ rất đức hạnh luôn “giữ gìn khuôn phép”.
– Hoàn cảnh 2 đó là khi nàng tiễn chồng đi lính. Lúc này, nàng Vũ Nương đã bộc lộ là một con người không cầu mong vinh hiển mà chỉ mong bình an đến cho chồng và gia đình. Nàng đã dặn dò chồng với những lời lẽ vô cùng tình nghĩa. “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
– Hoàn cảnh thứ 3 là khi nàng xa chồng. Ở đây, tác giả đã để Vũ Nương bộc lộ đức tính là người vợ vô cùng thủy chung, yêu chồng tha thiết và là một người con dâu hết mực hiếu thảo. “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. … Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngon ngọ khôn khéo khuyên lơn… Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.
– Hoàn cảnh thứ 4 là khi nàng bị chồng nghi oan. Ở đây, tác giả đã để nàng thể hiện là một con người bình tĩnh, biết cư xử. Khi bị ngi oan, nàng không vội trách móc, mà phân trần, giải thích để chồng hiểu. Nàng cũng thể hiện sự buồn đau, thất vọng của bản thân vì bị nghi oan. Đặc biệt nàng có lòng tự trọng không chịu được nỗi oan khuất nên đã dẫn tới hành động tự vẫn. “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điêu đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ trinh tiết, trinh bạch gìn long, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mi. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,dưới xin là mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.
Nói tóm lại, qua từng hoàn cảnh, Vũ Nương bộc lộ là một người phụ nữ xinh đẹp nết na, đoan trang, hiền thục, đảm đang, tháo vát, chung thủy và hiếu thảo.
Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
Gợi ý trả lời:
– Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì 2 nhiều nguyên nhân. Cụ thể, nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh phong kiến chia cắt tình cảm vợ chồng son trong thời gian dài; do chế độ trọng nam khinh nữ, gia trưởng trong xã hội phong kiến; do cuộc hôn nhân không bình đẳng, giữa người giàu và người nghèo của vợ chồng Trương Sinh và Vũ Nương.
Còn nguyên nhân trực tiếp là do thói đa nghi, độc đoán gia trưởng của Trương Sinh; do lời nói ngây thơ nhưng chứa đầy những ẩn ý đáng ngờ của bé Đản.
>> Từ bi kịch của Vũ Nương, chúng ta có thể cảm nhận được rằng thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến rất thấp bé. Họ luôn bị đối xử một cách bất công và vô lí. Họ không có quyền được nói lên ý kiến hay bảo vệ chính kiến, hay chính cuộc sống của mình. Chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ và sự hồ đồ, nóng giận vô lí của người chồng mà dẫn đến một cái chết thảm thương của một người con gái đức hạnh.
Câu 4: Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.
Gợi ý trả lời:
Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong trong truyện rất phù hợp. Nó giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn, kịch tính hơn. Các tình tình tiết đều bổ trợ lẫn nhau, giúp người đọc tiếp nhận văn bản dễ dàng. Hơn nữa, tác phẩm cũng trở nên sinh động hơn với những lời thoại và lời tự bạch của nhân vật. Góp phần khắc họa sâu sắc tâm lý và tính cách của các nhân vật.
Câu 5: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
Gợi ý trả lời:
– Những yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện đó là:
+ Chuyện nhân vật Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Sau đó Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi. Tại đây, nhân vật này được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương. Phan Lang nhận ra người cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế.
+ Tiếp đến là hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi chồng lập đàn giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang. Trong đêm lung linh, huyền ảo ấy nàng xuất hiện rồi bỗng “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
– Đưa những tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều là làm cho trọn vẹn thêm những nét đẹp trong phẩm hạnh vốn có của nàng Vũ Nương. Đồng thời tạo nên một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ bao đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời.
II – LUYỆN TẬP – CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Câu hỏi: Hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em?
Gợi ý trả lời:
Nàng tên là Vũ Thị Thiết hay còn gọi là Vũ Nương, quê ở Nam Xương. Nàng là người phụ nữ rất xinh đẹp và nết na. Vì mến dung hạnh của nàng, Trương Sinh cùng làng đã xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Thấu hiểu chồng là người đa nghi, nàng đã luôn giữ gin khuôn phép để không xảy ra bất hòa.
Cưới nhau chưa được bao lâu, thì Trương Sinh phải đi tòng quân. Trong buổi chia tay, Vũ Nương dặn dò chồng, chẳng mong áo gấm vinh quy, chỉ mong chồng trở về bình yên.
Sau khi chồng đi lính được một tuần thì nàng sinh được con trai đặt tên là Đản. Nửa năm trôi qua, mẹ chồng già yếu và mất. Nàng hết mực lo ma chay như bố mẹ đẻ.
Sau một năm, Trương Sinh về nhà, đúng lúc con vừa học nói. Một hôm chàng bế con ra thăm mộ mẹ. Đưa trẻ quấy khóc. Sau đó chàng dỗ dành thì con ngây thơ nói: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói. Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”. Nghe vậy, Trương Sinh gặng hỏi thêm thì được bé Đản bảo trước kia, đêm nào cũng có người đàn ông đến. Mẹ ngồi cũng ngồi, mẹ đi cũng đi nhưng chẳng bao giờ bế con. Vốn hay ghen, nghe vậy, Trương Sinh liền đinh ninh vợ mình hư tính và không chung thủy. Sau đó chàng về chửi mắng Vũ Nương. Mặc cho vợ phân trần đủ điều, nhưng chàng Trương vẫn không nghe và đuổi nàng đi. Không chịu được tai tiếng oan khuất, Vũ Nương liên tắm gội sạch sẽ rồi trầm mình xuống sông Hoàng Giang. Sau khi vợ mất, một đêm thanh vắng, dưới đèn khuya bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường của Trương Sinh và bảo đó là cha mình lại đến. Lúc bấy giờ, Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của vợ.
Ngày đó, có Phan Làng cùng làng với Vũ Nương, làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang. Một đêm nằm mộng thấy có người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy, có người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh, Phan chợt nghĩ đến chuyện mộng bèn đem thả con rùa ấy. Sau đó, chẳng may Phan Lang chết duối dạt vào động Linh Phi. Linh Phi rước Phan Lang vào cung nước, mở tiệc lớn ở gác Triêu Dương để đãi ân nhân. Trong bữa tiệc Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan nhắc lại cố hương, mồ mả tiền nhân,… Vũ Nương khóc… Ngày sau, Linh Phi sai sứ Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương cũng gửi Phan chiếc hoa vàng đưa về cho Trương Sinh và dặn lập đàn giải oan. Khi đốt cây đèn thần trên bến Hoàng Giang thì nàng sẽ trở về. Sinh làm đàn tràng, đốt cây đèn thần ba ngày đêm trên bến Hoàng Giang. Lúc này, Vũ Nương đã hiện về. Tuy nhiên nàng đa ta chồng nhưng chẳng về nhân gian được nữa. Sau đó bóng nàng mờ dần rồi biến mất.