Mục lục

Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, trang 82 – 91, sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1 

I – HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 

Câu 1 (Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945): Về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945: 

a) Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

b) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?

c) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy?

Trả lời: 

a) 

+ Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học?

– Khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học được hiểu là thổi một làn gió mới vào hệ thống văn học trung đại, đổi mới hình thức theo văn học phương Tây, từ đó tạo nên những đặc điểm, tính chất của một nền văn học hiện đại để có thể hội nhập với nền văn học của thế giới. 

+ Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? 

Đầu năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, làm xã hội nước ta thay đổi sâu sắc: xã hội thực dân nửa phong kiến xuất hiện nhiều tầng lớp, giai cấp mới. 

– Văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây cụ thể là Pháp

– Xuất hiện nhiều ngành nghề mới và phát triển khá mạnh như: xuất bản, báo chí, dịch thuật, in ấn 

– Chữ Quốc ngữ ra đời thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. 

– Xuất hiện các ngành công nghiệp, thành phố, thị trấn mọc lên, tác động không nhỏ đến tư tưởng sáng tác của các văn nghệ sĩ. 

– Trong giai đoạn này xuất hiện của đội ngũ phê bình văn học và lực lượng sáng tác là tầng lớp trí thức Tây học.

+ Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

– Cũng giống như quá trình đô hộ Việt Nam thành thuộc địa nửa phong kiến, quá trình hiện đại hóa văn học cũng chia thành nhiều giai đoạn, tạo nên tính chất giao thời, nửa cũ nửa mới, sau đó mới hoàn tất, cụ thể như sau: 

– Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920:  giai đoạn giao thời, tiếp cận những tư tưởng, quan niệm văn chương mới. 

– Giai đoạn 1920 – 1930: văn học Việt Nam bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ, bắt đầu chuyển sang hướng hiện đại hóa, cách tân văn học. 

– Giai đoạn 1930 – 1945: đây là giai đoạn phát triển văn học theo hướng hiện đại, kết tinh của nền văn học Việt Nam. 

b) 

+ Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám có sự phân hóa phức tạp như thế nào?

– Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám có sự phân hóa phức tạp thành nhiều dòng, nhiều bộ phận, vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau để phát triển thành một nền văn học hiện đại. 

– Trong thời kì này văn học Việt Nam được chia thành hai bộ phận đó là văn học công khai và văn học không công khai. 

– Trong văn học công khai được chia thành 2 dòng là văn học lãng mạn và văn học hiện thực. 

– Riêng văn học không công khai phải lưu hành bí mật. 

+ Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?

Văn học công khai là văn học hợp pháp, được chính quyền đô hộ công nhận. Tuy nhiên có nhiều quan điểm khác nhau về nghệ thuật, khuynh hướng thẩm mỹ nên chia thành nhiều dòng văn học khác nhau. 

– Văn học không công khai là văn học không được thực dân công nhận, phải lưu hành bí mật, bởi đây là thơ văn cách mạng của các chiến sĩ yêu nước. 

c) 

+ Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy?

– Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng, nguyên nhân của nhịp độ phát triển đó là:

– Yếu tố khách quan: sự thay đổi của xã hội, của thời đại yêu cầu văn học Việt Nam phải thay đổi để bắt nhịp được với thế giới. 

– Yếu tố chủ quan: sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân sau rất nhiều năm bị kìm kẹp bởi tư tưởng phong kiến. Văn chương trở thành “cần câu cá” kiếm tiền của nhiều văn nghệ sĩ. 

Câu 2 (Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945): Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945: 

a) Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp gì cho truyền thống ấy?

b) Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Trả lời: 

a) 

+ Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là gì?

– Truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam chính là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. 

+ Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp gì cho truyền thống ấy?

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp thêm tinh thần dân chủ cho truyền thống ấy. Văn học mang tinh thần dân chủ quan tâm đến đời sống của tầng lớp nhân dân khổ cực trong xã hội, tố cáo xã hội thực dân và thể hiện khát vọng đấu tranh, đề cao nhân phẩm con người. 

b) 

+ Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám?

Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự báo chí. 

+ Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Đối với tiểu thuyết sự cách tân, hiện đại hóa chính là đưa hiện thực vào tiểu thuyết, khắc họa tính cách điển hình của nhân vật, thoát khỏi lối viết sáo mòn, khuôn thước, miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn từ trau chuốt, kết cấu linh hoạt. 

– Đối với thơ ca sự cách tân,  hiện đại hóa chính là phát triển một nền thơ ca cách mạng cổ vũ và động viên quần chúng nhân dân, xuất hiện đội ngũ thi sĩ Thơ mới với phong cách nghệ thuật đa dạng. 

II – LUYỆN TẬP 

Câu 1 (Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945): Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam từ năm 1900 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời?

Trả lời:

Văn học Việt Nam từ năm 1900 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời, vì: 

– Đây là khoảng thời gian tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới, lực lượng sáng tác phong kiến và trí thức Tây học, sử dụng ngôn ngữ khác nhau ( chữ Quốc ngữ và Hán Nôm). 

– Văn học đổi mới hiện đại gặp phải nhiều cản trở từ nền văn học trung đại chưa chịu đổi mới, tiếp cận khuynh hướng hiện đại. 

– Sự níu kéo của văn học trung đại làm nhiều văn nghệ sĩ chưa dám thể hiện cái “tôi” vẫn còn dùng dằng trong mới – cũ. 

– Văn học trung đại phong kiến đã đến lúc suy tàn nhưng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong dòng văn học Việt Nam thời kỳ bấy giờ và có tác động không nhỏ đến sự phát triển của văn học hiện đại.