Soạn Luyện tập thao tác lập luận so sánh trang 116 – 119, sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1
(Soạn Luyện tập thao tác lập luận so sánh)
Câu 1 (Soạn Luyện tập thao tác lập luận so sánh): Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:
“Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ)
“Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”.
(Chế Lan Viên – Trở lại An Nhơn)
Trả lời:
– Giống nhau: Tác giả của hai bài thơ “Trở lại An Nhơn” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” đều có chung hoàn cảnh là rời xa quê hương từ lúc còn trẻ và quay về lúc đã già. Khi trở về quê bỗng nhiên trở thành “người xa lạ” và đều mang tâm trạng buồn man mác, ngậm ngùi.
– Khác nhau:
+ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương khi trở về quê thì không còn ai nhận ra mình và trở thành khách trên chính quê hương nơi chôn rau cắt rốn.
+ “ Trở về An Nhơn” của Chế Lan Viên thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi trở về quê hương đã thay đổi quá nhiều sau chiến tranh làm tác giả không còn nhận ra chính quê hương của mình, vô cùng bỡ ngỡ chẳng nhẽ lại đi hỏi người.
Câu 2 (Soạn Luyện tập thao tác lập luận so sánh): Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.
Trả lời:
– Đối tượng so sánh: việc học và trồng cây.
– Đặc điểm so sánh:
+ Trồng cây: mùa xuân cây ra hoa, đến mùa thu cho thu hoạch quả ngọt.
+ Việc học: phải tích lũy kiến thức, chăm chỉ học tập thì chúng ta sẽ tiến bộ dần và đạt được thành tích học tập cao.
Câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài dưới đây:
Trả lời:
+ Giống nhau: Cả hai bài thơ đều được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật và gieo vần, niêm luật chặt chẽ.
+ Khác nhau:
– Bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương sử dụng những từ ngữ bình dị, gần gũi với cuộc sống, mang phong cách bình dân. Bài thơ thể hiện sự xót xa, tủi phận nhưng vẫn thể hiện được nét dí dỏm của nữ thi sĩ.
– Bài “Chiều hôm nhớ nhà” của bà Huyện Thanh Quan sử dụng từ ngữ bác học, mang tính bác học, hình thức; mang phong cách quý tộc, thể hiện tiếng nói của tầng lớp trí thức.
Câu 4 (Soạn Luyện tập thao tác lập luận so sánh): Tự chọn đề tài ( một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh chẳng hạn: “một kho vàng không bằng một nang chữ”) để viết đoạn văn so sánh.
Trả lời:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là câu tục ngữ được nhân dân ta đúc rút từ ngàn đời nay vẫn còn nguyên giá trị nói về bản chất bên trong của con người mới thực sự là vẻ đẹp đáng để trân trọng. Nghĩa đen của câu tục ngữ ý nói sản phẩm được làm bằng gỗ được tô lên bằng những lớp sơn trang trí. Tuy nhiên lớp sơn bên ngoài không thể hiện được chất lượng và vẻ đẹp thật sự của sản phẩm mà chúng ta cần đánh giá nguyên liệu được làm từ gỗ gì, có bền không, có quý không? Nghĩa bóng của câu tục ngữ muốn nhấn mạnh đến vẻ đẹp bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người. Vẻ đẹp bên ngoài chỉ là hào nhoáng, bên trong là nhân cách, phẩm chất, tri thức mới thực sự là vẻ đẹp đích thực của mỗi con người.