Soạn Qua Đèo Ngang: Trả lời câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản Qua đèo ngang trong SGK trang 103-104:

qua deo ngang

Câu hỏi 1 (SGK trang 103): Căn cứ vào lời giới thiệu bước đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích (*), em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.

Trả lời:

– Qua đèo ngang được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Cụ thể:

+ Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, vần gieo cuối câu 1,2,4,6,8.

+ Phép đối câu 3-4 (lom khom dưới núi đối với lác đác bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà); câu 5-6 (nhớ nước đau lòng – thương nhà mỏi miệng; con quốc quốc – cái gia gia).

+ Có luật bằng trắc

Câu hỏi 2 (SGK trang 103): Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Trả lời:

– Cảnh tượng Đào Ngang được miêu tả vào thời điểm đã về chiều (xế tà) – một ngày sắp tàn. Thời điểm này gợi lên nỗi buồn, cô đơn của lòng người.

– Thời điểm đó có lợi thế dễ dàng khiến tác giả bộc lộ sự cô đơn của mình lúc đi qua đèo.

Câu hỏi 3 (SGK trang 103): Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy: lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.

Trả lời:

Cảnh Đào Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ, cây, hoa, lá, núi, sông, chợ, nhà (túp mấy nhà), con người (tiều vài chú), tiếng kêu của các loài chim (quốc quốc, gia gia). Những từ láy tượng hình “lác đác”, “lom khom” và các từ tượng thanh “quốc quôc”, “gia gia” càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu của cảnh vật, con người. Điều đó càng khắc họa tâm trạng cô đơn của tác giả.

Câu hỏi 4 (SGK trang 103): Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh tượng Đèo Ngang hiện ra trước mắt rất hoang sơ, bát ngát, nhưng vắng lặng, thưa thớt sự sống của con người. Điều đó khiến cho tâm trạng của tác giả bâng khuâng, cô đơn, buồn da diết.

Câu hỏi 5 (SGK trang 103): Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

Trả lời:

Em hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình. Cụ thể:

– Mượn cảnh nói tình: qua không gian và thời gian

+ Mượn hình ảnh hoang vắng, hoang sơ, thưa thớt con người để nói lên nỗi lòng quạnh hiu, cô đơn của chính mình.

+ Mượn tiếng kêu “quốc quốc” – từ đồng âm (con quốc – Tổ quốc và con gia gia – gia đình) để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương; đồng thời nhớ Thăng Long xưa, nhớ quá khứ lúc đất nước còn hưng thịnh.

– Trực tiếp tả tình được thể hiện qua câu thơ cuối: “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Lòng của tác giả đang cô đơn, buồn. Câu cuối được tác giả tả tình rất sâu sắc, thấm thía.

Câu hỏi 6 (SGK trang 104): Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói “một mảnh tình riêng” trong một không gian chật hẹp?

Trả lời:

Trong không gian rộng lớn, bao la, hình ảnh con người càng trở nên nhỏ bé. Vì thế, nỗi cô đơn càng lớn thêm. Một mảnh tình riêng được miêu tả giữa cảnh trời,non, nước bao la khiến cho mảnh tình riêng ấy càng nặng nề, nhỏ bé, u uất bấy nhiêu. Điều đó chứng tỏ khác với cách nói một mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”

Trả lời: Hai chữ “ta” trong cụm từ này đều chỉ 1 người – đó là nhà thơ. Cách nhấn như vậy để bày tỏ nỗi cô đơn của tác giả giữa đất trời mênh mông, nhưng lại chỉ gặp mỗi “ta” – chính mình”. “Ta với ta” chỉ chính bản thân tác giả, thể hiện nỗi cô đơn sâu sắc.