ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO… KÌ THI HẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 6 (CÁNH DIỀU)

Thời gian làm bài: 90 phút

A. CÂU HỎI(Đề thi hết học kì 1 – Đề 2)

Phần I (Đề thi hết học kì 1 – Đề 2): Trắc nghiệm (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu hỏi 1 đến 9)

        Với cao nguyên đá

Bao nhiêu đá trẻ, đá già

Không cao được đội nhau mà cao lên

Kề lớp dưới với lớp trên

Nối sau với trước mà nên rộng dài

 

Đá không cửa đóng then cài

Cứ lên với đá dẫu ngoài chân mây

Sinh ra đã biết gọi bầy

Đã thành chòm xóm đan dày bên nhau

 

Qua nghìn vật vã cơn đau

Mới thành núi mới thành câu chuyện tình

Đá xanh như hiến dâng mình

Màu xanh ôm lấy bóng hình nước non

 

Bao nhiêu đá mẹ bồng con

Bấy nhiêu dáng núi chon von đọng lời

Mỗi lần nước mắt đá rơi

Lại thành nguồn sống xanh tươi trập trùng

 

Một mai ai với ta cùng

Gửi thân đá bọc giữa vùng Cao nguyên.

                    (Bình Nguyên – Trăng hẹn một lần thu – NXB Văn học, 2018)

Câu 1(Đề thi hết học kì 1 – Đề 2). Bài thơ Với cao nguyên đá được viết theo thể thơ nào

A. Thể thơ lục bát

B. Thể thơ bảy chữ

C. Thể thơ tự do

D. Thể thơ năm chữ.

Câu 2. Cách ngắt nhịp như thế nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ?

A. Bao nhiêu/ đá trẻ,/ đá già

Không cao/ được đội/ nhau mà/cao lên

Kề lớp/ dưới với/ lớp trên

Nối sau/ với trước/ mà nên/ rộng dài

B. Bao nhiêu đá trẻ/, đá già

Không cao được/ đội nhau mà cao lên

Kề lớp dưới/với lớp trên

Nối sau với trước/ mà nên rộng dài

C. Bao nhiêu đá trẻ, đá già/

Không cao được /đội nhau mà cao lên

Kề lớp dưới với/ lớp trên

Nối sau với trước /mà nên rộng dài

D. Bao nhiêu/ đá trẻ,/ đá già

Không cao/được đội /nhau mà cao lên

Kề lớp/ dưới với/ lớp trên

Nối sau với trước /mà nên rộng dài

Câu 3. Đối tượng nào gợi cảm xúc cho nhà thơ?

A. Đá

B. Rừng

C. Sống

D. Con người

Câu 4. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ?

Bao nhiêu đá mẹ bồng con

Bấy nhiêu dáng núi chon von đọng lời

A. Điệp từ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Liệt kê

Câu 5. Trong khổ thơ thứ ba, những tiếng nào được gieo vần với nhau:

A. Đau – tình – mình – non

B. Đau – câu; tình – mình – hình

C. Qua nghìn – mới thành – màu xanh

D. Mới thành – đá xanh – mầu xanh

Câu 6. Đặc điểm của đá trong khổ thơ 1 gợi liên hệ tới phầm chất nào của con người?

A. Bao dung

B. Vị tha

C. Trách nhiệm

D. Đoàn kết

Câu 7. Đặc điểm của đá trong khổ thơ 3 gợi liên hệ tới phầm chất nào của con người?

A. Đoàn kết

B. Đức hi sinh

C. Trách nhiệm

D. Nhân ái

Câu 8. Bài thơ này khác bài thơ “À ơi tay mẹ” ở điểm nào?

A. Cùng một tác giả

B. Viết theo thể thơ lục bát

C. Nội dung bài thơ

D. Có sử dụng nhiều biện pháp tu từ

Câu 9. Em có biết cao nguyên đá Đồng Văn được tổ chức UNESCO công nhận là di sản nào dưới đây?

A. Công viên địa chất toàn cầu

B. Di sản thiên nhiên thế giới

C. Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới

D. Di sản phi vật thể thế giới

Câu 10. Liệt kê những việc theo em cần phải làm để bồi dưỡng phẩm chất nhân ái của con người.

Phần II. Viết (6,0 điểm)

Kể lại một kỉ niệm của em cùng với người thân của mình (bài viêt khoáng 2 trang)

B – LỜI GIẢI

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

 

 

Câu 10. Liệt kê những việc cần phải làm đề bồi dưỡng phẩm chất nhân ái:

Gợi ý:

  • Ý thức được lòng nhân ái rất cần trong cuộc sống
  • Biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, từ những việc làm nhỏ nhất
  • Đấu tranh với cái xấu cái ác, bảo vệ sự sống xung quanh mình

Phần II. Viết (6,0 điểm)

1. Yêu cầu về hình thức:

+ Bài văn có độ dài khoảng 2 trang, được viết theo thể loại kể chuyện (tự sự). Không có lỗi chính tả và lỗi trình bày.

2. Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn đầy đủ 3 phần Mở bài, Thân Bài, Kết bài.

+ Đầy đủ ý theo dàn bài chi tiết như sau:

– Mở bài

– Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

– Ấn tượng của em về kỉ niệm đó

– Thân bài

– Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với em

+ Hình dáng

+ Tuổi tác

+ Đặc điểm mà em ấn tượng

+ Tính cách và cách cư xử của người đó

– Giới thiệu kỉ niệm

+ Đây là kỉ niệm buồn hay vui

+ Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

– Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Kỉ niệm đó liên qua đến ai

+ Người đó như thế nào?

– Diễn biến của câu chuyện

+ Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

+ Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

+ Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

– Kết thúc câu chuyện

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào

+ Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

– Kết bài

– Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường, nó đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

Bài làm tham khảo

Bố em là lái xe cho công ty vận tải hành khách của tỉnh. Bố ít khi kể vể công việc của mình cho chúng em nghe. Trước kia em không thích bố lắm vì bố thường vắng nhà, khi trở về nhà lại hay cáu gắt, nhưng sau một chuyến đi cùng bố thì em em đã hiểu được nỗi vất vả của bố và càng thương bố hơn.

Đó là chuyến đi đầu tiên của em lên Hà Nội. Cuối năm học lớp 4, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và được bố em thưởng cho một chuyến đi chơi. “Hôm nay, con là hành khách của bố”, bố chỉ cho em chỗ ngồi ngay sau lưng bố rồi bắt đầu đón khách.

Hành khách bắt đầu lên xe. Bố và chú phụ lái sắp xếp chỗ ngồi cho họ và bê, vác những hành lí nặng bỏ xuống cốp xe. Có những thùng hàng nặng, hai người phái gắng sức khiêng. Em thấy bố phải bặm môi, căng cả thân mình ra để đẩy thùng hàng vào trong. Nhưng khi quay trở ra, lên xe, bố lại tươi cười hỏi chuyện các hành khách và thông báo cho họ về chuyến đi.

(đề thi hết học kì I)

Xe lăn bánh. Ban đầu, em rất thích thú nhìn xe cộ chạy trên đường, những ngôi nhà cứ nối tiếp chạy lùi lại đằng sau. Được một lúc, em cảm thấy buồn ngủ và ngủ lúc nào không biết. Đang mơ màng, em giật thót mình vì chiếc xe bị dừng đột ngột. Trong xe nhao nhao tiếng người nói, có cả tiếng ai đó chửi tục. Chú phụ xe bật cửa, nhảy xuống. Em vội nhìn ra phía trước, thấy một người đi xe máy ngã lăn ra đường. Chú phụ xe đỡ người đó dậy và dựng xe lên. Có tiếng ai đó nói “may quá, không sao. Sang đường kiểu gì không biết!” Em nhìn sang thấy bố trút ra một hơi thở dài. Chắc bố lo lắng lắm.

Xe chạy một đoạn đường nữa, bỗng nhiên giảm tốc độ rồi dừng hẳn. Bố đã đậu xe sát vào lề đường, quay xuống nói với hành khách “xin lỗi bà con, xe trục trặc một tí. Bà con cho tôi xin mươi phút để tôi sửa xe nhé!” Lại có tiếng ồn ào, tiếng chửi tục “thay xe đi ông ơi, xe này cũ quá rồi!” Bố chui vào gầm xe một lúc thì xe nổ được máy. Người bố đẫm mồ hôi, hai bàn tay dính đầy dầu mỡ.

Xe đến bến. Bố tranh thủ cho em đi chơi trong thành phố. Lúc trở về, xe không gặp trục trặc gì. Bố khe khẽ huýt sáo và hỏi em “nay đi chơi có vui không con?”

Chuyến đi đó của em cùng bố chỉ có một ngày nhưng đã giúp em hiểu ra bao nhiêu điều. Em hiểu được nỗi vất vả của bố và càng thương bố hơn. Từ đó em ít để bố phải quát mắng, và quan tâm đến bố nhiều hơn mỗi khi bố trở về nhà.