Soạn Tình thái từ trang 80-83, sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập 1

I – CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ

Quan sát các từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1 (Soạn Tình thái từ trang 80-83): Trong các ví dụ (a) (b) và (c) nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi.

Trả lời:

a, Nếu bỏ từ “à” thì câu này không phải là câu hỏi nữa

b, Nếu bỏ từ “đi” thì câu nói “Con nín” không phải là câu cầu khiến.

c, Nếu bỏ từ “thay” thì câu nói không bộc lộ hết cảm xúc của tác giả.

Câu 2 (Soạn Tình thái từ trang 80-83): Ở ví dụ (d), từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?

Trả lời:

Ở câu (d) từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm tôn trọng của học sinh dành cho cô giáo, thể hiện sự lễ phép kính trọng.

II- SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ

(Soạn Tình thái từ trang 80-83): Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…) như thế nào?

  • Bạn chưa về à?
  • Thầy mệt ạ?
  • Bạn giúp tôi một tay nhé!
  • Bác giúp cháu một tay ạ!

Trả lời:

  • Từ “à” biểu thị sự tò mò, quan tâm
  • Từ “ạ” thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng với người hơn tuổi
  • Từ “nhé” thể hiện tình cảm quan tâm, thân mật

III – LUYỆN TẬP

Câu 1(Soạn Tình thái từ trang 80-83): Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ im đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ?

Trả lời:

  • Các câu có tình thái từ là:

b, Nhanh lên nào, anh em ơi!
c, Làm như thế mới đúng chứ!

e, Cứu tôi với!

i, Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.

  • Các câu có từ in đậm không phải tình thái từ là: a, d, g, h, e

Câu 2 (Soạn Tình thái từ trang 80-83): Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.

Trả lời:

a, Tình thái từ “chứ”: ý muốn biết nhanh chóng sự vật sự việc đã xảy ra

b, Tình thái từ “chứ” ý muốn nhấn mạnh vào điều mà vừa thực hiện được.

c, Tình thái từ “ư” thể hiện sự nghi ngờ, nghi hoặc một điều gì đó chưa được sáng tỏ.

d, Tình thái từ “nhỉ” thể hiện sự băn khoăn, sốt ruột

e, Tình thái từ “nhé” thể hiện tình cảm thân mật, yêu quý của cô giáo với học sinh.

g, Tình thái từ “vậy” thể hiện một thái độ khiên cưỡng, dù không muốn nhưng vẫn phải đồng ý, chấp nhận.

h, Tình thái từ “cơ mà” thể hiện sự an ủi, động viên, khích lệ

Câu 3 (Soạn Tình thái từ trang 80-83): Đặt câu với các tình thái từ “mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy”?

Trả lời:

  • “Mà”: Em đã bảo rồi mà!
  • “Đấy”: Anh đi đâu đấy?
  • “Chứ lị”: Sao mà nó hư thế chứ lị?
  • “Thôi”: Cô chỉ muốn tốt cho em thôi.
  • “Cơ”: Con muốn ăn món gà rán cơ.
  • “Vậy”: Em chơi cái này vậy, anh chơi cái kia đi.

Câu 4 (Soạn Tình thái từ trang 80-83): Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây:

  • Học sinh với thầy giáo hoặc cô giáo.
  • Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi.
  • Con với bố, mẹ hoặc cô, bác, chú, dì.

Trả lời:

  • Tình thái từ nghi vấn giữa học sinh và thầy giáo: “Thưa thầy, bài tập này em làm có đúng không ạ?”
  • Tình thái từ nghi vấn giữa bạn nam với bạn nữ bằng tuổi: “Hoa ơi, cậu làm bài tập về nhà chưa?”
  • Tình thái từ nghi vấn giữa con với bố mẹ: “Mẹ ơi, sáng nay mẹ có đi chợ không ạ?”

Câu 5 (Soạn Tình thái từ trang 80-83): Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương em hoặc tiếng địa phương khác mà e biết.

Trả lời: Tình thái từ trong tiếng địa phương em như “vầy”, “thây”. Hoặc tiếng miền Nam thường hay sử dụng “nhen” “nghen” “hen”….