Trong văn học Việt Nam, rất nhiều thơ ca nói về Đất nước. Tuy nhiên, không phải bài thơ nào cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm với tư tưởng mới mẻ, nội dung sâu sắc đã để lại nhiều ấn tượng. Hãy cùng phân tích Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm để thấu hiểu hơn về sự mới mẻ trong nội dung và cả đặc sắc trong nghệ thuật nhé.
Vài nét tiêu biểu về Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất Nước
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và hoạt động vào ngày đầu Đất nước Hòa Bình. Ông cũng là thế hệ thơ trẻ nổi bật trong những năm chống Mĩ. Lúc bấy giờ, rất nhiều nhà thơ chọn đề tài này để sáng tác. Nhưng Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại ấn tượng mạnh mẽ bởi tư tưởng mới.
Đất Nước là bài thơ được trích trong trường ca Mặt Đường Khát Vọng. Nội dung chính thể hiện triết lý, tư tưởng Đất nước của nhân dân. Đồng thời, qua đó nhà thơ muốn thức tỉnh những thanh niên trai tráng đấu tranh chống lại quân thù.
Phân tích Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm cụ thể
Làm rõ nội dung qua từng luận điểm, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa mà tác giả gửi gắm.
- Luận điểm 1: Đất nước hiện lên gần gũi, bình dị qua nhiều phương diện
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
…………….
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Mở đầu bài thơ với những câu thơ nhẹ nhàng mang người đọc trở về những ngày đầu khi Đất nước mới khai sinh “ta lớn lên đất nước đã có rồi“. Đất nước không hề xa xa mà rất gần gũi nhưng lại có từ “ngày xửa ngày xưa“. Cái này xưa ấy không quá trừu tượng vì đã gắn liền với lời mẹ kể, với miếng trầu bà ăn. Mặc dù không biết thời gian cụ thể nhưng nó đã có từ rất lâu rồi. Sự hình thành của Đất nước là khi dân mình biết đất giặc. Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” đã tỏ rõ chính con người làm nên đất nước.
Đất Nước còn gắn liền cả với những phong tục, tập quán của người dân “tóc mẹ búi sau đầu”, “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
“Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng
Đất nước có từ ngày đó”
Đất Nước còn được gắn liền với cuộc sống người nông dân bình dị. Để có được Đất nước như ngày nay là thành quả của việc xây dựng và phát triển. Đất Nước hiện lên không hề quá trừu tượng như trong suy nghĩ của mọi người mà rất gần gũi và thân quen.
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
……
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”
Ở đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng không gian địa lý để bày tỏ về Đất nước. Hình ảnh Đất và Nước được tách riêng để hiểu rõ một cách sâu sắc nhất. “Nơi anh đến tường”, “nơi em tắm”, “nơi em đánh rơi… thương thầm” là nơi sinh sống và lớn lên của con người. Sở dĩ tác giả sử dụng những yếu tố này là để gắn liền hình ảnh Đất Nước với mỗi người dần. Đất nước còn là “nơi con chim phượng hoàng, “nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”. Hình ảnh này tượng trưng cho núi sông và cả rừng biển. Cuối cùng Đất nước chính là nơi dân mình đoàn tụ là không gian sinh tồn của dân tộc qua bao thế hệ.
Đất nước còn được tác giả cảm nhận qua thời gian với những cụm từ như “đằng đẵng”. Chỉ hai từ nhưng thể hiện thời gian từ xa xưa. Đất nước gắn liền với truyền thuyết từ quá khứ thuở vua Hùng. Và rồi đến hiện tại, Đất nước lại có trong tấm lòng của mỗi người. Đến tương lai, Đất nước sẽ ngày càng phát triển và đi xa hơn nhờ thế hệ trẻ năng động, quyết tâm. Đất nước được gắn kết và hiểu rõ nét hơn qua chiều qua thời gian của lịch sử.
- Luận điểm 2: Tư tưởng cốt lõi được thể hiện rõ nét “Đất nước của nhân dân”
Biết bao thế hệ cha anh chúng ta đã hi sinh bởi vì bảo vệ đất nước. Bởi thế, con cháu đời sau cần phải giữ gìn những truyền thống ấy. Bởi vì, “trong anh và em” “đều có một phần đất nước”. Sau khi đề cập đến 4000 năm lịch sử oai hùng của dân tộc, tác giả đã nhấn mạnh những con người làm ra đất nước. Đó là những người vô danh rất bình thường. Họ chẳng phải là ông vua hay bà chúa nào cả, đơn giản họ chính là họ.
Qua nhiều phương diện, tác giả muốn khẳng định rõ ràng hơn tư tưởng “Đất nước của nhân dân“. Đất nước có được là từ một phần máu thịt của con người; là nhờ tình nghĩa yêu thương “hòn vọng phu”, “hòn trống mái”. Đất nước hòa bình như ngày hôm nay là nhờ các anh hùng giữ nước và dựng nước. Đất nước phát triển cùng với truyền thống hiếu học “núi bút non nghiên“.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
….
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Từ những lập luận ấy, tác giả đã khẳng định rõ ràng: “Đất nước này là đất nước của nhân dân” – “Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại“.
Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn gắn kết hình ảnh Đất nước cùng với nhân dân. Đất nước chính là kết tinh của giá trị tinh thần, đời sống và tình cảm của nhân dân ta. Những giá trị ấy còn được thể hiện trong ca dao, tục ngữ và những câu chuyện.
Đất nước của nhân dân và cũng là của anh và em:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Đoạn thơ với sự tâm tình, đằm thắm để giúp mỗi người hiểu rõ hơn về trách nhiệm của bản thân. Là thế hệ trẻ, mỗi người cần có trách nhiệm gìn giữ và phát triển những điều tốt đẹp để Đất nước ngày càng giàu mạnh.
- Luận điểm 3: Giá trị nghệ thuật tiêu biểu
Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian vô cùng sáng tạo chính là yếu tố cốt lõi làm nên thành công của bài thơ. Bằng việc cảm nhận Đất nước qua các phương diện đa dạng, người đọc sẽ dễ dàng thấu hiểu hình ảnh ấy một cách cụ thể hơn. Lời thơ là ngôn ngữ giàu triết lý và chất suy tư nên dễ để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn dùng giọng thơ trữ tình pha lẫn chính luận để khẳng định tư tưởng nhưng vẫn vô cùng đằm thắm và nhẹ nhàng. Đặc biệt là thể thơ tự do với nét phóng khoáng riêng vô cùng mới mẻ và độc đáo.
Lời kết
Phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm, mỗi người trong chúng ta dường như đã thấu hiểu rõ hơn về nguồn gốc của Đất nước. Đất nước xuất hiện, trưởng thành và phát triển qua rất nhiều phương diện. Nhưng đến cuối cùng, Đất nước chính là của nhân dân. Trải qua bao năm gian khổ gìn giữ, Đất nước cuối cùng cũng được hòa bình, chúng ta được sống ấm no hạnh phúc. Vậy thì thế hệ trẻ thời nay cần phải hiểu được trách nhiệm của bản thân với đất nước, đặc biệt là những người trẻ. Như vậy, Đất nước mới có thể ngày càng vững mạnh và sánh vai với các cường quốc trên Thế giới.