Phần I: Đọc văn bản Sang thu
Tác giả:
Nhà thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thính, sinh năm 1942, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng – Thiết giáp năm 1963, rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống thôn .
Tác phẩm:
Bài thơ Sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh được sáng tác năm 1977. Với nội dung nói về sự thay đổi của thời tiết cảnh vật từ mùa hạ sang mùa thu dưới cảm nhận tinh tế của tác giả.
Ta có thể chia bài thơ thành ba phần
- Bốn khổ thơ đầu, từ câu “Bỗng nhận ra… cho đến thu đã về” : diễn tả những tín hiệu báo hiệu mùa thu đến.
- Bốn khổ thơ thứ 2, từ câu “Sông được… cho đến sang thu”: vẽ lên bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa.
- Bốn khổ thơ cuối: nói về sự chiêm nghiệm của tác giả về mùa thu.
Phần II: Tìm hiểu văn bản bài Sang Thu qua các câu hỏi
Câu 1: Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
Gợi ý trả lời:
Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả Hữu Thỉnh cảm nhận từ mùi hương ổi, gợi tả qua những hình ảnh sương sớm chùng chình, gió se lạnh. Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để miêu tả sự biến đổi của đất trời sang thu một cách tinh tế. Ngoài ra, nhà thơ còn sử dụng động từ “bỗng” để diễn tả tâm trạng nhiên, nôn náo, háo hức mơ hồ khi thấy trời đã chuyển sang thu.
Câu 2: Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: Qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình dềnh dàng…)
Gợi ý trả lời:
Nhà thơ đã có những cảm nhận vô cùng tinh tế qua những chuyển biến của không gian lúc sang thu. Bằng cảm nhận mùi hương ổi chín lan tỏa trong không gian, cái mùi hương ổi ấy cũng là mùi quen thuộc của biết bao nhiêu con người khi nhớ về tuổi thơ của mình.
Những hình ảnh về gió, sương, dòng sông đàn chim, hay từng đám may, nắng nhạt, rồi tiếng sấm… tất cả được tác giả sử dụng theo lối nhân hóa, mang tình cảm như con người. Sương thì giăng lối từng ngõ nhà hòa cùng với những cơn gió nhẹ nhàng lướt trong không gian. Dòng sông thì có lúc lại buông mình chẫm rãi êm đềm. Những chú chim thì đều vội vã tìm nơi trốn rét. Những đám mây của mùa hạ cũng bắt đầu chuyển dần sang một trạng thái khác lững lờ. Ánh nắng cũng không còn chói chang như nắng mùa hạ nữa, và tiếng sấm cũng thưa dần và nhẹ nhàng hơn.
Tác giả đã sử dụng từ láy gợi hình như “dềnh dàng” hay “chùng chình” để khắc họa cảm giác trạng thái của bản thân trước sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên trong thời điểm giao mùa. Một sự chuyển đổi của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu một cách nhẹ nhàng mà lại thật rõ rệt. Làm cho tâm trạng của tác giả cũng thấy buâng khuâng, ngỡ ngàng trước những biến chuyển ấy.
Câu 3: Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – sang thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Gợi ý: – Ý nghĩa tả thực tế về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.
Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải).
Gợi ý trả lời:
Theo em, trong bài sang thu có nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – sang thu mà tác giả Hữu Thỉnh đã thể hiện qua hình ảnh và câu thơ sau:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Một hình ảnh nhân hóa thật đặc sắc mà Hữu Thỉnh đã sử dụng để tạo nên nét riêng trong thơ của mình. Những đám mây trên bầu trời như cầu nối liền giữa hai mùa hè và mùa thu. Hình ảnh đám mây yêu kiều đỏng đảnh “vắt nữa mình sang thu” như nửa muốn là mây của mùa hạ, nửa muốn mây của mùa thu. Nó như đang chân chừ vừa có chút tiếc nuối của mùa hạ, nên đám mây ngày nào của mùa hạ ấy nay như kéo dài ra hơn. Và nó vắt lên cái ranh giới mỏng manh giữa mùa hạ và mùa thu để rồi một thoáng qua đi cả đất trời nhuốm màu sắc thu. Hữu Thỉnh đã sáng tạo ra một hình ảnh gợi hình đầy chất thơ, tạo cho người đọc một cảm giác buâng khuâng, xao xuyến nôn nao khi chuyển sang mùa thu.
- Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
Đặc biệt qua hai câu thơ cuối ta thấy được ý nghĩa tả thực về thiên nhiên cũng như tính ẩn dụ của hình ảnh lúc sang thu mà tác giả đã sử dụng thật độc đáo:
“Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi.” Những tiếng sấm thường ngày của mùa hạ to, nhiều và kèm những con mưa không có gì bất ngờ đối với chúng ta nữa. Nó là một hiên tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra trong mùa hạ, nhưng qua câu thơ ta thấy nó lại thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên. Và khi sang thu thì sẽ không có những còn mưa bất chợt như mua hạ nữa và sẽ không có những tiếng sấm bất ngờ vang lên bầu trời.
Ý nghĩa thực là thế, nhưng độc giả có thể cảm nhận rõ rệt ý nghĩa ẩn dụ mà tác giả đã sử dụng ở hình ảnh “tiếng sấm” này. Dường như “sấm” giống như những gì bất thường dữ dội, khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, còn hàng cây đứng tuổi như con người từng trải với những gì diễn ra trong cuộc đời. Tác giả ngụ ý như muốn nói lên việc con người khi về già, khi đã trải qua mọi vị ngọt đắng của cuộc đời thì họ trở nên điềm đạm, bình tĩnh hơn, dạn dày hơn. Do đó sẽ không phải bất ngờ trước những sự thay đổi của cuộc đời nữa.
Phần III: Luyện tập
Câu hỏi: Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời sang thu?
Gợi ý trả lời:
“Sang thu” là bài thơ 5 chữ của thi nhân Hữu Thỉnh. Qua các hình ảnh, bố cục bài thơ, tác giả không chỉ thể hiện bút pháp nghệ thuật tài hoa, thoan thoát của mình mà còn bộc lộ những rung động bâng khuâng man mác của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của tiết trời chớm thu.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
Với Xuân Diệu, mùa thu tới thì “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng/ Đây mùa thu tới – mùa thu tới/ Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Có chút gì đó buồn sầu. Nhưng với Hữu Thỉnh, khi chớm thu tức là khi “hương ổi” của vườn quê “phả vào” trong làn gió thu se lạnh. Một thứ hương vị nồng nàng nơi vườn nhà tuổi thơ, khiến con người bâng khuâng mãi khôn nguôi. Đặc biệt, cái cảm giác ấy lại bất chợ đến với nhà thơ “bỗng nhận ra” càng nhấn mạnh hơn sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả. Hương ổi hữu hình nhưng người đọc vẫn cảm nhận được màu vàng ươm, chín mọng, ngọt lịm của ổi chín. Không dừng lại đó, nhà thơ còn cảm nhận thu tới bằng xúc giác, thị giác. Nhà thơ thấy được “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”. Sự xuất hiện của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã bất ngờ khiến nhà thơ thảng thốt giật mình. Quả là những hình ảnh đẹp đẽ, thân quen nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được. Khi đã thu chớm ở những không gian gần, tác giả mở rộng hơn bức tranh thu ở chiều cao và độ rộng. Lúc này tác giả thấy cánh chim cùng với đám mây trôi.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Thế là thu đã có mặt khắp nơi với dáng vẻ cụ thể. Mọi thứ dường như đang cự quậy để chuyển mình một cách nhẹ nhàng, thanh thoát, không vội vàng, không vồ vập. Đặc biệt là hình ảnh “vắt nửa mình”. Dường như tác giả cảm nhận được dáng vẻ thảnh thơi, duyên dáng của mù thu khi sắp chuyển sang từ mùa hạ. Ở đó không có sự chia li cũng chẳng có nỗi buồn hiu hắt, mà chỉ như là một lẽ tự nhiên của cuộc đời.
Và rồi, ở khổ thơ cuối với những hình ảnh về ánh nắng, cơn mưa, sấm chớp và hàng cây, tác giả không chỉ cảm nhận thu bằng giác quan nữa mà bằng những chiêm nghiệm và suy tư. Giọng thơ lúc này dường như trầm xuống, với hình ảnh vừa thực vừa mang tính biểu tượng. Qua đó, nhà thơ bộc lộ chiêm nghiệm về đời người của mình. Dường như, vẻ trầm tĩnh, chín chắn của hàng cây trước bão giông sấm sét cũng như đời người, trở nên vững vàng, chín chắn khi trải qua những năm tháng của cuộc đời. Dường như, ở cái tuổi “sang thu” con người ta sẽ không còn cảm thấy bất an trước những thay đổi đột ngột của cuộc đời mà lại dành thời gian nhớ về những năm tháng đã qua và trân trọng nó.