Trong chương trình Ngữ văn 7, Chương trình địa phương thường không được nhiều em quan tâm. Do vậy rất dễ hổng kiến thức phần nội dung này. Luyện tập nhiều sẽ giúp em nắm kiến thức chắc chắn hơn.
I. Nội dung luyện tập Chương trình địa phương
Tiếp tục làm những bài tập khắc phục các lỗi sai chính tả do ảnh hưởng từ tiếng địa phương như ở học kỳ I.
1. Đối với các tỉnh thành ở miền Bắc
– Viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi như: tr/ch; r,d/gi, s/x,…
Đối với các tỉnh thành ở miền Trung, miền Nam
– Viết đúng các phụ âm cuối thường mắc lỗi như: n/ng, c/t,…
– Viết đúng các dấu thanh thường mắc lỗi như: dấu hỏi, dấu ngã,…
– Viết đúng các nguyên âm thường mắc lỗi như: ô/o, iê/i,…
– Viết đúng các phần phụ âm đầu thường mắc lỗi như: v/d,…
II. Một số hình thức luyện tập Chương trình địa phương
Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 148:
Viết những đoạn văn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi.
a) Nghe – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
b) Nhớ – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
Trả lời:
a) Các em hãy chọn một đoạn thơ hoặc một đoạn văn xuôi yêu thích, sau đó nhờ thầy cô hoặc bạn bè đọc và chép lại.
b) Các em có thể chọn một đoạn thơ hoặc văn xuôi bất kỳ để học thuột rồi viết lại vào vở.
Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 148:
Làm các bài tập chính tả.
a) Điền vào chỗ trống:
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì.
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ trống thích hợp: liêm …, dũng …, … khí, … vả.
b) Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ).
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật.
+ Đồng nghĩa với từ biệt.
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.
c) Đặt câu hỏi phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
– Đặt câu hỏi với mỗi từ: nên, lên.
– Đặt câu hỏi để phân biệt các từ: vội, dội.
Trả lời:
a)
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống là: chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
+ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ trống thích hợp: liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b)
+ Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo) là: chống, chặt, chở, chôn, chắn, tránh, trách, trẩy, treo.
+ Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) là: dẻo, lỏng, rẻ, phẳng, mỏng, rũ, đẫm, trĩu.
– Các từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật là: giả dối, gian dối.
+ Đồng nghĩa với từ biệt là: giã từ.
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài là: giã.
c)
– Đặt câu hỏi với mỗi từ: nên, lên:
+ Vì hôm nay trời lạnh nên chúng em được nghỉ học.
+ Leo lên đỉnh núi rất là mệt.
– Đặt câu hỏi để phân biệt các từ: vội, dội:
+ Vì quá vội nên em không kịp ăn sáng.
+ Tiếng bom nổ dội vang cả thành phố.
III. Lập sổ tay chính tả Chương trình địa phương
Mỗi em hãy tự lập riêng cho bản thân một cuốn số tay chính tả, trong đó nêu ra những âm, tiếng hoặc dấu thanh dễ bị mắc lỗi và lấy ví dụ. Sau đó luyện tập nói, viết câu văn voiw các từ địa phương em thấy khó nhớ. Điều này sẽ giúp em luyện tập Chương trình địa phương tốt hơn.