ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I – ĐỀ 3– NGỮ VĂN 6
Đề thi hết học kì I – đề 3
Phần I. Trắc nghiệm (4.0 điểm)
1. Đọc văn bản sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu hỏi 1 đến 5)
Một buổi chiều tôi nghe qua đài phát thanh một giọng trẻ thơ đọc bài thơ này sao xúc động và thấm thía. Bài thơ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ trò chuyện cùng nhau. Con yêu mẹ bằng cái gì? – đấy là nội dung câu chuyện. Người mẹ trong tình yêu của đứa con được ví bằng ông trời, rồi bằng Hà Nội, bằng trường học, để rồi cuối cùng là “Con yêu mẹ bằng con dế”. Từ trước đọc bài thơ này của Xuân Quỳnh, tôi cũng như nhiều người thích thú với sự ngộ nghĩnh của con trẻ được phát hiện tinh tế qua tấm lòng mẹ yêu con của nữ nhà thơ. Xúc động gây nên vì thế. Mãi đến hôm nay tôi giật mình trước câu kết của bài thơ và cảm thấy thấm thía ý nghĩa của nó về một phương diện khác của tài năng Xuân Quỳnh.
(đề thi hết học kì I – đề 3)
(…)Thế giới trẻ con có cách tư duy đặc thù riêng của chúng, khiến chúng nhìn mọi vật xung quanh một cách cụ thể, cảm tính và nên thơ. “Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo” – Xuân Diệu đã nêu một ý rất đúng với người làm nghệ thuật văn chương. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con yêu mẹ, bởi vì chỉ lúc này con mới yêu bằng sự so sánh trẻ con thực thụ của con. Con dế – biểu vật của tình con yêu mẹ trong bài thơ này của Xuân Quỳnh – cao hơn cả ông trời, rộng hơn cả Hà Nội, đông hơn cả trường học, bởi nó “luôn trong bao diêm con đây, mở ra là con thấy ngay”
(Phạm Xuân Nguyên – Xuân Quỳnh “con yêu mẹ bằng con dế”)
Câu 1. Mục đích chính của đoạn văn bản trên là gì?
- Bày tỏ tình cảm yêu quý của người viết với trẻ em
- Đánh giá về tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Bày tỏ sự ngạc nhiên của người viết với bài thơ
- Phê bình sự ngô nghê của bài thơ
Câu 2. Những từ ngữ nào thể hiện rõ tính chất nghị luận của bài viết?
- Trẻ con, con dế, mẹ, trường học
- Bao diêm, mở ra, tình yêu
- Nghệ thuật văn chương, phát hiện tinh tế, sự so sánh
- Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Hà Nội
Câu 3. Bài viết đã đánh giá điểm thành công nổi bật của bài thơ “Con yêu mẹ bằng con dế” là gì?
- Ngôn ngữ chau chuốt, hình ảnh phong phú.
- Giàu chất triết lí
- Mộc mạc giản dị
- Diễn tả được chân thực tình cảm của những đứa trẻ
Câu 4. Những từ ngữ nào diễn tả cảm xúc của nhà phê bình khi được nghe đọc bài thơ này
A. Ngạc nhiên, bối rối
B. Xúc động, thấm thía
C. Vui sướng, hân hoan
D. Đau buồn, tiếc nuối
Câu 5. Theo nhà phê bình, thơ viết cho thiếu nhi trước hết phải đạt được yêu cầu nào?
A. Phải thể hiện chân thực thế giới trẻ thơ
B. Ngôn từ phải dễ hiểu
C. Khiến người lớn thấm thía
D. Người viết phải là trẻ em
(Đề thi hết học kì I – đề 3)
2. Đọc văn bản sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu hỏi 6 đến 8)
TP.HCM vẫn tổ chức countdown 2022 nhưng không có khán giả tham dự
Đây là lần đầu tiên, TP.HCM tổ chức chương trình countdown 2022 ở thời khắc chuyển giao đón chào năm mới mà không có sự tham dự của đại biểu và khán giả.
Hoạt động countdown (đếm ngược) là một trong những sự kiện được đón chờ nhiều nhất tại khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ở TP.HCM vẫn sẽ tổ chức chương trình lễ hội đếm ngược này vào đêm 31/12 nhưng không mời đại biểu, khán giả tham dự.
Theo đó, văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận của Phó chủ tịch Dương Anh Đức về việc tổ chức chương trình countdown chào năm mới 2022. Chương trình sẽ được tổ chức tại khu vực đi bộ đường Nguyễn Huệ, không tổ chức tại đường Lê Duẩn theo như kế hoạch cũ. Thời gian diễn ra từ 22h ngày 31/12/2021 đến 0h10 phút ngày 1/1/2022.
Toàn bộ chương trình được truyền hình và truyền thanh trực tiếp trên Đài truyền hình, Đài tiếng nói nhân dân thành phố. Bên cạnh đó, sự kiện cũng được phát trực tuyến trên các hạ tầng truyền thông xã hội thông qua các kênh và trang thông tin điện tử. (Theo hppts://www thieunien.vn)
Câu 6. Phương án nào nêu đúng nhất sự kiện nêu trong văn bản?
A. Chương trình “Chào xuân”
B. Lễ hội Halloween
C. Chương trình countdown
D. Tết vì người nghèo
Câu 7. Đặc điểm nổi bật của hoạt động countdown năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh là:
A. Diễn ra sớm hơn dự định
B. Không có đại biểu và khán giả
C. Thời gian đốt pháo hoa dài hơn
D. Không được tổ chức
Câu 8. Tại sao chương trình countdown được tổ chức mà không có đại biểu và khán giả đến dự
A. Vì dịch Covid -19 vẫn phức tạp
B. Vì thiếu kinh phí
C. Vì không gian tổ chức chật hẹp
D. Vì thời tiết không ủng hộ
Câu 9. Em hãy liệt kê ba ảnh hưởng nghiêm trọng nhất theo suy nghĩ của em về đại dịch Covid -19
Câu 10. Em hãy đề xuất hai phương án để “sống chung” với dịch bệnh cho học sinh để việc học tập vẫn được diễn ra thuận lợi, hiệu quả
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Em hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của mình (bài viết khoảng 2 trang)
ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I – ĐỀ 3 – LỜI GIẢI
Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu 9. Học sinh liệt kê ba ảnh hưởng theo suy nghĩ của các em, có thể khác nhau nhưng cần hợp lý. Các nội dung liệt kê cụ thể vẫn chấp nhận được
Gợi ý:
- Ảnh hưởng về người: nhiều người mắc bệnh phải điều trị, nhiều người tử vong
- Ảnh hưởng đến nền kinh tế
- Ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong xã hội: học sinh không được đến trường, không tổ chức được các hoạt động tập thể…
Câu 10. Đề xuất hai phương án “sống chung” cho học sinh:
Gợi ý:
- Mỗi học sinh tự biết giữ gìn cho bản thân, tuân thủ 5K
- Áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, chủ động, trong đó có học trực tuyến
Phần II. Viết (6,0 điểm)
- Yêu cầu về hình thức: bài văn có độ dài khoảng 2 trang, viết theo thể loại kể (tự sự)
- Yêu cầu nội dung:
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ
Tìm ý:
- Giới thiệu trải nghiệm đó là trải nghiệm gì? (Ví dụ: về thăm quê, đi du lịch cùng gia đình, đi trại hè, tham gia chăm sóc người già trẻ em…
- Trải nghiệm đó diễn ra trong thời gian nào?
- Tham gia trải nghiệm đó cùng em có những ai?
- Vì sao trải nghiệm đó lại khiến em nhớ mãi (có điều gì xảy ra khiến em có ấn tượng sâu sắc: ví dụ phong cảnh đẹp hoặc những hoàn cảnh sống gợi cho em nhiều suy nghĩ, hoặc bản thân em làm việc gì mình chưa từng làm,…)
- Rút ra bài học gì cho bản thân từ trải nghiệm đó
Bài làm tham khảo
Trong những trải nghiệm em từng được tham gia, em rất ấn tượng về chuyến đi cùng cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp em đến trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố.
Đó là dịp tết Trung thu vừa rồi, cô giáo chủ nhiệm và các bác phụ huynh của lớp tổ chức cho chúng em đến thăm và cùng vui tết với các cụ già và các bạn nhỏ tại trung tâm. Trước chuyến đi, với sự hướng dẫn của cô và bố mẹ, chúng em đã chuẩn bị rất nhiều quà tặng như bánh kẹo, đồ chơi, sách vở và những tiết mục văn nghệ dành cho mọi người. Cô giáo còn dặn dò chúng em đến đó nên cư xử thế nào để có thể mang lại niềm vui tới các cụ già neo đơn và các em nhỏ mồ côi đang sống tại trung tâm. Em rất háo hức nhưng cũng cảm thấy hơi lo lắng bởi vì em chưa bao giờ đến một nơi như thế.
(đề thi hết học kì I)
Khi đoàn chúng em tới nơi, ban đầu chúng em được các cô chú ở trung tâm đón tiếp và dẫn đi tham quan một vòng quanh trung tâm bảo trợ. Em hơi ngỡ ngàng bởi vì điều kiện tiện nghi còn rất thiếu thốn, các phòng ở chật chội và hơi cũ kĩ. Trong phòng, các cụ già ngồi buồn buồn. Các em nhỏ đang ở trong các phòng ở có các cô nuôi dưỡng nhưng ánh mắt có vẻ rụt rè e ngại khi thấy khách đến. Em đến định hỏi chuyện một em nhỏ nhưng em vụt chạy trốn vào sau lưng cô trông trẻ.
Chúng em trở về hội trường và chuẩn bị cho buổi liên hoan văn nghệ. Ai cũng có việc làm, người thì cắm hoa, người thì chăng đèn, người thì bày bánh kẹo. Tiếng nhạc nổi lên, những bài hát vui nhộn đã kéo các em nhỏ đến hội trường. Ban đầu các em đứng lấp ló ngoài cửa, sau chúng em ra dẫn vào, một lúc các em đã mạnh dạn vào đầy trong hội trường. Các cụ già cũng ra khỏi phòng, cùng tới chung vui.
(Đề thi hết học kì I)
Buổi liên hoan văn nghệ bắt đầu. Tất cả mọi người đều hát, vỗ tay và nhảy múa vô cùng vui vẻ. Chúng em phá cỗ, tặng quà và bánh kẹo cho các cụ già và các em nhỏ. Những nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt các em khiến chúng em cũng thấy vui lây. Em thấy lòng rưng rưng vui sướng.
Buổi liên hoan văn nghệ kết thúc. Các món quà, những bài hát đã được gửi tặng đến tất cả mọi người. Chúng em chia tay ra về. Tất cả mọi người ở trung tâm bảo trợ đều đứng ở cửa tiễn chúng em. Em thấy rất vui vì mình đã góp phần vào một hoạt động rất ý nghĩa. Em nói khẽ với mẹ về mong muốn được thỉnh thoảng xuống trung tâm thăm hỏi, vui cùng mọi người ở đây. Mẹ khen em sớm biết suy nghĩ và hẹn sẽ đồng hành khi có dịp. Em cảm ơn mẹ vì bố mẹ đã cho em một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.