Để học tốt Thực hành tiếng Việt trang 36, 37, em cần làm nhiều bài tập. Nội dung trang 36-37 của Ngữ văn 6 sẽ giúp em củng cố về từ vựng, thành ngữ tốt hơn.

Câu 1 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 36:

Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và Lượm của Tố Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào 2 nhóm:

  1. a) Viết hoa tên riêng.
  2. b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng).

Trả lời:

a) Các từ được viết hoa tên riêng là:

Đêm nay Bác không ngủ: Hồ Chí Minh.

Lượm: Lượm, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá.

b) Các từ được viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng) là:

Đêm nay Bác không ngủ: Bác, Cha.

Câu 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 36:

Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phân tích tác dụng miêu tả hoặc biểu cảm của một từ láy trong số đó.

Trả lời:

Các từ láy xuất hiện trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặng, vội vàng, mau mau, mênh mông.

– Từ láy “trầm ngâm” gợi tả dáng vẻ, khuôn mặt chất chứa đầy những suy tư của Hồ chủ tịch. Bác không ngủ được vì còn quá nhiều điều băn khoăn, trăn trở về đường lối cứu quốc, an dân.

Câu 3 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 36:

Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thế nào?

        Chú bé loắt choắt

        Cái xắc xinh xinh

         Cái chân thoăn thoắt

         Cái đầu nghênh nghênh

                     (Tố Hữu)

Trả lời:

– Các từ láy có trong khổ thơ là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

=> Những từ láy này giúp em hình dung chú Lượm là một cậu bé rất trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ, nhanh nhẹn và pha một chút tinh nghịch, hóm hỉnh.

Bài thơ “Lượm” có nhiều phần tiếng Việt lưu ý

Câu 4 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 36:

Trong các câu thơ dưới đây, các từ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với các sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì? Từ đó giúp thực hành tiếng Việt trang 36 hiệu quả.

a)

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

(tác giả Tố Hữu)

b)

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. […]

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

(tác giả Bình Nguyên)

c)

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

(tác giả Hồ Chí Minh)

Trả lời:

a) “Đổ máu” là hình ảnh tượng trưng cho chiến tranh, cho sự mất mát, đau thương. Nó còn ám chỉ đến chiến tranh.

=> Đây là mối quan hệ tương cận – hoán dụ.

– Tác dụng: Nó đã làm hiện lên một khung cảnh hoang tàn, khói lửa của xứ Huế mộng mơ trong chiến tranh. 

b) “Bàn tay mẹ” là hình ảnh gợi đến những sự vất vả, cực nhọc của mẹ để nuôi con lớn khôn.

=> Đây là mối quan hệ tương đồng – ẩn dụ.

– Tác dụng: Nhấn mạnh những điều gian khổ, vất vả, khó khăn mà mẹ phải trải qua để chăm sóc, nuôi lớn đứa con bé bỏng. Nó còn làm nổi lên tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.

c) “Mười năm” là thời gian ngắn. “Trăm năm” là thời gian rất dài.

=> Đây là mối quan hệ tương cận – hoán dụ.

– Tác dụng: Hình ảnh này đã nhấn mạnh lợi ích và tầm quan trọng của việc trồng người, hay chính là giáo dục.

Câu 5 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 37:

Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Nếu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở các thành ngữ này.

Trả lời:

– 1 nối với c => nhấn mạnh sự việc buôn bán ở đầu đường, lãi và vốn không đáng kể.

– 2 nối với e => nhấn mạnh sự vất vả, khó nhọc của người nông dân với công việc làm ruộng.

– 3 nối với d => sự nghèo đói đến cơm cũng phải đếm từng bữa.

– 4 nối với b => sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết.

– 5 nối với a => nhấn mạnh tinh thần đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau của người dân Việt Nam.

Câu 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 37:

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng), trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5. 

Trả lời:

Đối với những người không quý trọng từng bát cơm, hạt gạo thì thật là đáng trách? Vì sao ư? Vì những hạt gạo đó được những người nông dân trên khắp đất nước Việt Nam ta phải chân lấm tay bùn, vất vả sớm hôm, chịu đựng mọi sự gian khó mới có thể làm nên. Bên cạnh đó, để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa cũng phải trải qua một thời gian “thai nghén” rất dài. Ban đầu, lúa là những cây mạ xanh mơn mởn được cắm xuống bùn. Nó phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, một nắng hai sương, khi thì mưa đến úng nước khi thì nước đến nứt đất. Sau cùng, những bông lúa kiên cường nhất sẽ kết tinh thành những hạt gạo trĩu bông. Vì vậy, chúng ta khi nhìn thấy bát cơm nóng hổi thì đừng quên công lao của lúa và của các bác nông dân.