Mục lục

VĂN BẢN

sau phut chia li
Bài soạn sau phút chia li

Tác phẩm

– Đoạn trích “Sau phút chia li” nằm trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

– Tác phẩm có nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn. Được diễn Nôm dưới thể thơ Song thất lục bát do Đoàn Thị Điểm thể hiện.

– Là đoạn khúc nói về cảnh người vợ có chồng ra trận với nỗi nhớ nhung. Đoạn trích trong sách nói về tâm trạng của người vợ sau phút chia li.

Tác giả

– Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) thuộc huyện Văn Giang xứ Kinh Bắc nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bà có hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, 

– Bà là người vừa xinh đẹp lại tài hoa, đức hạnh

– Bà mất khi còn rất trẻ, được người đời biết đến là người có trách nhiệm với gia đình, tính tự lập cao và vô cùng can đảm.

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Để soạn sau phút chia li được tốt nhất, các em học sinh cần chuẩn bị và trau dồi kiến thức. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản của bài học như thể thơ, nội dung, thủ pháp nghệ thuật

Câu 1. Hãy nhận dạng thể thơ của bài thơ đã dịch dựa theo phần chú thích dấu sao. Số câu, số chữ, cách hiệp vần như thế nào?

Trả lời:

Sau phút chia li được viết theo thể thơ song thất lục bát. Đây là thể thơ truyền thống với các âm vần, nhịp điệu, số câu, số chữ tuân thủ quy tắc gieo vần nghiêm ngặt. Thể thơ này được chia thành các khổ thơ, 1 khổ gồm 4 câu với 2 câu 7 song thất (7 tiếng) và 1 cặp câu lục bát (6-8).

Về cách hiệp vần của thể thơ này khá khó. Không phải nhà thơ nào cũng có biệt tài hiệp vần. Cách hiệp vần được thể hiện với nhau theo luật Bằng – Trắc (B-T)  như sau:

– Từ cuối cùng của câu 7 tiếng thứ nhất hiệp vần với từ thứ 5 của câu 7 tiếng thứ 2. Ví dụ: Gió – Cũ (T- T)

– Từ cuối của câu 6 tiếng hiệp vần với từ cuối của câu 7 tiếng thứ 2 và hiệp vần với từ thứ 6 của câu 8 tiếng. Ví dụ: chăn – ngăn – ngàn (B-B-B)

– Từ cuối của câu 8 tiếng hiệp vần với từ thứ 5 của câu 7 tiếng ở khố tiếp theo: xanh – còn (B-B)

Câu 2. Qua 4 câu thơ khổ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào? Cách dùng phép đối “Chàng thì đi – Thiếp thì về” và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly đó?

Trả lời:

Nội dung của 4 câu thơ trong khổ 1  là nỗi sầu bi của người vợ dành cho người chồng. Sự chia li của người chồng ngày ra trận để lại người vợ 1 mình nơi quê nhà. Sự yêu thương và ngóng trông theo người chồng đã khuất xa dần.

Cách dùng phép đối lập đã tạo ra sự tương phản, đối lập về hành động “Chàng đi – Thiếp về” là hai ngả đường ngược chiều nhau. Sự tương phản, đối lập này càng khiến người ở lại thêm xót xa, mong ngóng.

Bên cạnh đó, hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh lại càng nhấn mạnh khoảng cách địa lý của hai người.  Nỗi nhớ mong, khắc khoải không ngừng. Đó là sự xa cách ngàn dặm trùng phương, ngăn sông cách núi. Giữa khoảng trời đất bao la, rộng lớn càng làm cho tâm hồn con người nhỏ bé lại. Hình ảnh người chinh phụ càng cô đơn, buồn tủi nhiều hơn.

Câu 3. Qua 4 khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối “còn ngảnh (ngoảnh) lại – hãy trông sang” trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Dương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả lại nỗi sầu chia li đó?

Trả lời:

Nỗi sầu chia li được gợi tả mỗi ngày một nhớ thương. Nỗi nhớ ấy được thể hiện trong mỗi câu thơ với niềm khắc khoải trông mong.

Phép đối trong câu thơ một lần nữa gợi lên nỗi cô đơn của người chinh phụ. Cụm từ “còn ngảnh lại” biểu thị ý niệm về tình nghĩa vợ chồng. Dù có xa cách muôn trùng vạn dặm cũng không thôi nhớ về nhau.

Việc cách điệp vào đảo ngữ trong câu thơ chỉ địa danh Hàm Dương và Tiêu Dương là nhấn mạnh thêm về nỗi nhớ của người vợ với chồng. Sự xa cách về địa lý đã khiến người ở lại trong nỗi nhớ cô đơn mà không biết bao giờ mới được gặp lại nhau.

Câu 4. Qua 4 khổ thơ cuối, nỗi sầu chia li đó được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ “cùng – thấy” trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li?

Trả lời:

Nỗi sầu chia li trong khổ thơ thứ 4 được nâng lên đến tột cùng. Khi sự xa cách và nỗi nhớ mong đạt tới đỉnh điểm. Sự xa cách ấy là trùng trùng, điệp điệp, cách trở xa xôi về phương diện địa lý. Người ở nhà càng mong ngóng thì người đi xa càng không thấy về. Và nỗi nhớ lên đến đỉnh điểm mà phải thốt lên “lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai?”

Việc sử dụng điệp từ cùng với đó là các cụm từ ngữ như ngàn dâu xanh. Hình ảnh ấy là mờ đi bóng dáng của con người, không còn rõ nét như người ngồi bên ta. Sự xa cách ấy mỗi ngày một xa hơn

Câu 5. Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của điệp ngữ đó?

Trả lời:

Các kiểu điệp ngữ trong câu thơ:

– Điệp ngữ chỉ nhân vật: Chàng – Thiếp

Nói về hình ảnh con người. Làm cho nhân vật trong câu chuyện càng thêm rõ nét, chân thực hơn

– Điệp ngữ vòng (xoay vòng, lặp lại): Hàm Dương, Tiêu Dương

Ý muốn nhấn mạnh về khoảng cách địa lý, muôn trùng xa xôi, cách trở

– Điệp ngữ chỉ màu sắc xanh: ngàn dâu

Ý chỉ không gian, địa lý như một mối tơ vò làm con người ta bị lu mờ đi, nhìn không còn rõ nữa. Sự xa xôi, cách trở đó khiến con người ta trở nên xa cách vô tận.

Câu 6. Từ những phân tích của bài soạn sau phút chia li, em hãy phát biểu cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu của đoạn thơ.

Trả lời:

Sau phút chia li là một tác phẩm mang đậm nỗi nhớ nhung của người vợ dành cho người chồng. Đó là tình cảm thiêng liêng chỉ cảm nhận được khi người ta nên duyên chồng vợ. Sự xa cách khiến lòng như thắt lại, nỗi cô đơn, buồn nhớ bủa vây lấy tâm hồn của người chinh phụ. Sự ngóng trông mòn mỏi khiến con người ta hao gầy đi. Qua bài thơ đó, ngụ ý của tác giả còn muốn lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Khiến nhiều gia đình tan nhà nát cửa, mẹ xa con, vợ xa chồng.

Bài thơ sử dụng ngôn ngữ có tính chọn lọc để khắc họa rõ nét nhất tâm thế của con người. Thủ pháp nghệ thuật trong bài thơ cũng toát lên 1 tâm thế, 1 cảm xúc cao trào.

Giọng điệu trong bài thơ là sự nghẹn ngào, nỗi buồn, cô đơn và sự trống trải. Bên cạnh đó, còn có 1 chút giận hờn, buồn tủi của người chinh phụ

LUYỆN TẬP (SAU BÀI SOẠN SAU PHÚT CHIA LI)

Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng những cách:

a, Ghi đủ các từ chỉ màu xanh

b, Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh

c, Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ?

Trả lời:

a, Đủ các từ ngữ trong bài thơ chỉ màu xanh:

xanh xanh ngàn dâu, xanh ngắt, núi xanh

b, Phân biệt các màu xanh trên

– xanh xanh ngàn dâu: ý chỉ màu xanh đậm, xanh làm mờ bóng dáng con người

– xanh ngắt: màu xanh đậm, đạt điểm màu cực đỉnh

– Núi xanh: Hình ảnh thực tế chỉ mật độ màu xanh ở mức trung bình. Đó là màu xanh của cây cối, hoa lá trên núi

c, Tác dụng của màu xanh

Màu xanh được tác giả đề cập trong bài thơ theo thứ tự là núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt. Ý chỉ của thứ tự này là mức độ gia tăng màu sắc từ bình thường đến cực điểm. Đó cũng chính là nỗi lòng của tác giả theo từng năm tháng nhớ mong đến người chồng của mình.

Câu 2. Học thuộc lòng đoạn thơ?

Học sinh tự học thuộc lòng đoạn thơ