Con người và uộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Mỗi tác phẩm đều để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người con đất Việt. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương lớp 9, độc giả càng có thêm cơ hội hiểu hơn chân dung một con người vĩ đại.
Mở bài
Trước khi đi vào phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viên Phương lớp 9, các bạn chắc hẳn phải nhắc tới Hồ Chí Minh. Bởi Bác là Người cha già vĩ đại nhất của dân tộc. Người đã sống và cống hiến trọn cuộc đời cho độc lập tự do của Tổ quốc. Không có Người thì không có Việt Nam hôm nay. Năm 1969, cả đất nước trào dâng nước mắt khi Người ra đi vào cõi vĩnh hằng. Triệu triệu người dân nước Việt đã khóc ròng trong nỗi đớn đau, thương xót.
Chính trong hoàn cảnh tang thương ấy, đã có rất nhiều thi sĩ không kìm được lòng và viết lên những câu lay động trái tim. Trong đó, có tác phẩm “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Theo tác giả, sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, năm 1976 lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành. Tác giả Viễn Phương đã lặn lội từ miền Nam, vượt hàng ngàn cây số để ra Hà Nội thăm lăng Bác. Đứng trước lăng, nơi gìn giữ thi hài Bác, nhà thơ đã dâng trào xúc cảm. Tình cảm tôn kính mến yêu của nhà thơ dành cho Bác Hồ cứ thế tuôn thành những câu thơ nhức nhối, khiến bao trái tim người đọc phải run rẩy, thổn thức.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
…………………………………
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Chi tiết những nội dung trong thân bài
Luận điểm 1: Khổ thơ 1- Xúc cảm khi chuẩn bị vào lăng
Ai đã là người con mang trong mình dòng máu “con Rồng cháu Tiên”, ắt hẳn đều một lần mong muốn được ra Hà Nội và lăng viếng Bác. Đặc biệt là với những người con ở những miền quê xa xôi như ở miền Nam. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương lớp 9, độc giả sẽ vô cùng cảm động trước tấm lòng của những người con phương Nam gửi tới Bác Hồ. Mà cụ thể là tấm lòng tôn kính, chân thành của tác giả Viễn Phương dành cho vị cha già dân tộc.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”
Ngay từ câu đầu thơ đầu tiên, tác giả đã mang tới cho người đọc một tâm trạng trào dâng xúc động của một người con, từ chiến trường miền Nam xa xôi, bao năm mong mỏi giờ mới được ra thăm cha, thăm Bác. Tiếng “con” cất sao mà nghẹn ngào đến thế, da diết đến thế! Tiếng “con” ở đây tác giả không chỉ nói riêng nỗi lòng mình, mà đó là nỗi lòng của triệu triệu người con đất Việt dành cho Bác.
Ở đây, tác giả không dùng từ “cúng” mà dùng từ “thăm” để nói giảm, nói tránh đi nỗi đau mất mát. Với nhà thơ Viễn Phương cũng như tất cả triệu người con nước Việt, Bác Hồ luôn luôn sống mãi, Bác chỉ là đang ngủ một giấc dài mà thôi.
Từ khi lăng Bác khánh thành, vẫn luôn có hàng ngàn, hàng vạn người kiên nhẫn chờ đợi để xếp hàng vào lăng thăm Bác. Ai cũng sẽ thấy hàng tre xanh đứng quan lăng Bác. Thế nhưng, không phải ai cũng thốt lên những câu ấn tượng về hàng tre ấy như nhà thơ Viễn Phương. Đúng vậy! Cây tre từ lâu đã là biểu tượng cho sự vững mạnh vượt qua mọi phong ba bão táp của nước Việt. Tre đã theo Thánh Gióng ra trận. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà xanh. Và giờ đây, quanh lăng Bác, những hàng tre vẫn đứng thẳng hàng, vẫn hiên ngang, bát ngát bảo vệ giấc ngủ của Người. Tác giả không miêu tả lăng Bác to lớn thế, uy nghi ra sao. Tác giả tự hào, nghẹn ngào xúc động bơi bên Bác vẫn là những khóm cây đậm chất Việt Nam. Vẫn là những điều bình dị, đơn sơ nhất, giống như tâm hồn của Người vậy.
Luận điểm 2: Khổ thơ 2: Nỗi niềm thương nhớ của dòng người khi vào lăng viếng Bác
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Vẫn là trên đường vào lăng Bác và tâm trạng của tác giả vẫn đang dâng trào sự xúc động. Ở đây, tác giả bất chợ đưa ra một sự ẩn dụ thật độc đáo. Khi thấy mặt trời đi qua trên lăng, nhà thơ nghĩ ngay đến hình ảnh Bác Hồ. Ông ví Bác như một mặt trời đang nằm trong lăng. Nếu như mặt trời thực kia mang tới sự sống cho Trái đất, muôn loài thì mặt trời ẩn dụ là Bác Hồ cũng mang tới cho dân tộc Việt sự trường tồn và hạnh phúc. Thật là một lối ẩn dụ hết sức chính xác và thuyết phục. Khiến độc giả chỉ cần đọc một lần và ấn tượng mãi không quên.
Hòa mình vào dòng người đang từng bước đến gần lăng Bác, mà lòng tác giả cứ dâng trào nỗi thương nhớ đến nghẹn ngào. Mọi người không ai bảo ai, kính cẩn, nghiêm trang xếp thành hàng như những tràng hoa muôn sắc màu để dâng lên Bác. Ở đây, tác giả một lần nữa lại sử dụng lối ẩn dụ để thể hiện tình cảm yêu mến tới Người. Trong khi đó, tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ để nói về số tuổi của Bác. Bác đã dùng bảy mươi chín mùa xuân của mình để đổi lấy niềm hạnh phúc và cuộc sống ấm no cho cả dân tộc.
Luận điểm 3: Khổ 3: trào dâng sự xúc động khi thấy Bác nằm ngủ
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương lớp 9 đến đây, độc giả không khỏi nghẹn ngào rưng rưng lệ. Nhất là những người con xa quê, chưa một lần gặp Bác. Bởi thế, khi vào bên trong lăng, khi được tận mắt nhìn thấy thân thể Bác đang năm ở đó, trái tim của tác giả như thắt lại.
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Ngay khi nhìn thấy thi hài Bác, tác giả không hề nghĩ rằng Bác đã mất mà chỉ là đang ngủ một giấc bình yên. Bởi Bác tin rằng, nước nhà sẽ có ngày độc lập, nhân dân chắc chắn sẽ được hạnh phúc. Vì thế, Bác thanh thản nằm ngủ để ngày ngày lắng nghe đàn con cháu tới thăm.
Nếu như khi ở ngoài lăng, tác giả ví von ẩn dụ Bác với hình ảnh mặt trời thì khi vào trong, ánh sáng dịu nhẹ nơi Bác ngủ, lại khiến nhà thơ liên tưởng tới “ vầng trăng sáng dịu hiền”. Khi còn sống, Bác đã có rất nhiều bài thơ gắn liền với ánh trăng. Bởi thế, hình ảnh “vầng trăng dịu hiền” ở đây gợi lên nhớ tới tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ vĩ đại. “Vầng trăng” còn gợi đến một cuộc sống dung dị, mộc mạc của Bác. Một đời Bác hy sinh cho đất cho nước là thế, nhưng Bác vẫn sống thật đạm bạc và giản gị. Thế nên, nhìn thấy Bác, tác giả không nén lại được nỗi xúc động dâng trào, để rồi phải thốt lên: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Không riêng gì nhà thơ Viễn Phương, mà với tất cả người con đất Việt, dù Bác Hồ đã ra đi, nhưng hồn Bác đã hóa thành sông núi, là bầu trời, là ánh trắng là đất nước. Nên hình ảnh Bác vẫn luôn hiện hữu quanh mỗi người. Vẫn biết là thế nhưng trong tim vẫn thấy nhói đau. Câu thơ nói lên xúc cảm quặn đau của tác giả trước thi hài Bác. Dù đã tự nhủ lòng không được khóc nhưng mà sao nước mắt cứ rơi.
Luận điểm 4: Khổ thơ 4- Ước muốn mãi mãi ở bên Bác
Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến lúc phải chia xa. Và lúc chia li bao giờ cũng bịn rịn đầy lưu luyến.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Câu thơ như khúc biệt ly thấm đẫm nước mắt. Hôm nay đây con ở bên cạnh Người, nhưng mai rồi con phải về nơi miền Nam xa cách. Một lời giã biệt giản dị nhưng diễn tả sâu lắng tình cảm mà tác giả dành cho Bác. Một lần ra Hà Nội là một lần khó bởi thế, tác giả luyến tiếc không muốn rời xa. Nhà thơ ước sao mình hóa thành chim để ngày ngày hót quanh lăng Bác. Tác giả muố hóa thành hoa để tỏa hương quanh Bác. Tác giả muốn biến thành cây tre để bảo vệ Bác suốt đời.
Điệp từ “muốn làm” càng nhấn mạnh hơn tâm trạng lưu luyến của tác giả. Chẳng phải tự nhiên mà tác giả sắp xếp hình ảnh cây tre ở kết thúc bài. Bởi đó là hình ảnh nhân hóa, chứa đựng phẩm chất trung hiếu của con người đất Việt. Đó không chỉ thể hiện ý nguyện muốn được ở bên để bảo vệ Bác mà còn muốn khẳng định với Bác rằng, mọi người dân sẽ sống có trách nhiệm, quyết tâm gìn giữ sự nghiệp vì nước vì dân của Người.
Kết bài
Có thể nói, khi phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương lớp 9, không ít độc giả đã rung rung nước mắt. Bởi trong tim mỗi người con đất Việt, dù lớn hay bé, dù người miền xuôi hay miền ngược, dù miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, Bác Hồ luôn là một người thân thiết. Mỗi câu thơ trong luôn khiến người đọc phải thổn thức. Đặc biệt, mỗi khi vào lawg viếng Bác, được nghe câu ca này càng khiến tâm trạng của mỗi người trào dâng sự xúc động.
Viếng lăng Bác là tấm lòng thành kính là tình yêu vô bờ bến của hết thảy người dân trên dải đất hình chữ S này dành cho Bác. Dù cho thế hệ ngày xưa, hôm nay và mai sau thì việc được một lần vào lăng viếng Bác luôn là một việc thiêng liêng, cao quý.
Bài thơ sử dụng những hình ảnh ẩn dụ độc đáo, gợi cảm xúc, với ngôn ngữ hàm súc, bình dị. Nhịp thơ như một bài ca nên dễ đi vào lòng người. Có lẽ vì thế mà nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã phổ nhạc thành bài hát cùng tên vô cùng ngọt ngào.