Ôn tập về thơ sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức thơ trong Ngữ văn 9. Đây là phần kiến thức rất rộng, khó tổng hợp. Bài soạn này sẽ giúp em ôn tập về thơ tốt nhất.

BÀI TẬP ÔN TẬP VỀ THƠ

Câu 1

Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:

Lưu ý :

– Chỉ thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam (từ bài 10 Ngữ văn 9, tập một).

– Với những bài thơ không ghi năm sáng tác chính xác, có thể ghi năm xuất bản lần đầu của tập thơ có in bài thơ đó.

– Có thể dựa vào phần Ghi nhớ ở các bài học để tóm tắt nội dung và đặc sắc nghệ thuật của từng bài thơ.

Trả lời:

Câu 2

Các tác phẩm thơ thống kê ở trên đều là thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng gia đoạn dưới đây :

a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

b) Giai đoạn hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964).

c) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975).

d) Giai đoạn từ sau năm 1975.

Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người ?

Trả lời:

Ghi tên các bài theo từng giai đoạn:

a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Đồng chí.

b) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964): Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.

c) Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1964 – 1975): Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

d) Giai đoạn từ sau năm 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.

– Các tác phẩm thơ đã thể hiện về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người là:

+ Cuộc sống của đất nước

* Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đầy gian khổ, hy sinh, máu và nước mắt.

* Công cuộc xây dựng, kiến thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh.

+ Tư tưởng, tình cảm của con người.

* Cao cả nhất là tình yêu quê hương và đất nước.

* Tình đồng chí, đồng đội cao cả, thiêng, liêng gắn bó. Tuy có nguồn gốc xuất thân khác nhau nhưng họ gặp nhau ở chung lý tưởng bảo vệ đất nước.

* Lòng thành kính, biết ơn dành cho bác Hồ kính yêu.

* Những tình cảm thiêng liêng của con người: tình bà cháu, tình mẫu tử, tình phụ tử.

Câu 3

Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Con cò, mây và sóng.

Trả lời

– Những điểm chung trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng là:

+ Đều ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp, không gì có thể phá hủy.

+ Đều dùng thể loại là thơ để chuyên chở, cất cánh, nhấn mạnh tình mẫu tử cao cả đó.

– Những nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.

+ Khúc hát ru em bé lên trên lưng mẹ: Là sự thống nhất giữa tình mẹ con thiêng liêng cùng tình yêu nước cao cả. Được thể hiện bằng thể thơ tám chữ.

+ Con cò: Từ hình ảnh con cò giản dị, tác giả hướng đến tình cảm mẫu tử, đồng thời ngợi ca ý nghĩa của lời ru đối với mỗi con người. Chế Lan Viên đã sử dụng thể thơ tự do.

+ Mây và sóng: Là sự hóa thân vào cuộc trò chuyện hồn nhiên giữa mẹ và bé. Là tác phẩm nước ngoài.

Câu 4

Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ : Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.

Trả lời

– Hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng là:

+ Đồng chí: 

* Hình ảnh người lính: Đó là những người lính xuất thân từ nông dân “làng quê nghèo đất cày lên sỏi đá”. Họ kháng chiến chống Pháp.

* Tình đồng đội: Tình đồng đội của những người lính Việt Bắc được dựa trên sự khó khăn gian khổ. Đặc biệt là chung lý tưởng cao cả “súng bên súng, đầu sát bên đầu”.

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

* Hình ảnh người lính: Là những chàng trai trẻ xuất thân từ giảng đường đại học. Họ có tâm hồn lạc quan, yêu đời, coi khó khăn chỉ là chuyện đơn giản: “gió lùa mau khô thôi” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

* Tình đồng đội: Tình đồng đội của họ cũng rất lạc quan “nắm tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”.

+ Ánh trăng:

* Hình ảnh người lính: Đó là chàng lính trở về thành phố sau chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên núi rừng, đặc biệt là trăng.

* Tình đồng đội: Dường như anh đã quên đi một thời gắn bó. Sau đó, anh được trăng nhắc nhở về lòng chung thủy.

Câu 5

Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài : Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).

Trả lời

– Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên) là:

+ Đoàn thuyền đánh cá: sử dụng bút pháp lãng mạn, hùng vĩ và giàu sức liên tưởng

“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

=> hình ảnh lãng mạn và lớn lao khi đoàn thuyền trở về vào bình minh.

+ Ánh trăng: lời thơ như một lời tâm tình, thủ thỉ nhỏ nhẹ. Bút pháp hướng về khái quát

“Vầng trăng đi qua ngõ,

Như người dưng qua đường”

=> Câu thơ chỉ nhẹ nhàng như vậy thôi cũng đủ cho người lính phải “giật mình”. Và nhận ra bản thân đã quên đi một tình nghĩa trong quá khứ.

+ Mùa xuân nho nhỏ: bút pháp thơ giàu tính nhạc. Bộc lộ được rõ cái “tôi” muốn được cống hiến cho đất nước

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi,

Dù là khi tóc bạc”

=> Thanh Hải với khao khát muốn dâng hiến cho tổ quốc. Đó là một niềm khao khát lớn lao và cháy bỏng.

+ Con cò: Chế Lan Viên một lần nữa dùng đến bút pháp tượng trưng siêu thực. Tác giả vận dụng từ ca dao của dân tộc:

Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn,

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”

=> Sử dụng hình ảnh con cò để nhấn mạnh tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 6

Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.

Trả lời:

“Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm khiến cho cái tên Huy Cận càng nở hoa trong vườn thơ dân tộc. Cả bài thơ như một bức tranh hùng vĩ, sáng tươi về hành trình đánh cá của một đoàn thuyền. Trong đó, khổ thơ đầu, chỉ vỏn vẹn bốn câu thôi đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh không gian khi đoàn thuyền ra khơi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Vừa đặt bút vào khổ thơ, tác giả đã sử dụng ngay một phép so sánh rất táo bạo, rất rực rỡ

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.

Câu thơ như một lời báo thời gian đoàn thuyền ra khơi chính là vào hoàng hôn. Lúc này, mặt trời bắt đầu lặn. Ánh sáng bỗng trở nên sáng rực hơn bao giờ hết. Không khác gì một hòn đảo lửa khổng lồ nổi trên mặt biển. Mặt trời lặn, còn “sóng đã cài then đêm sập cửa”. Đây là hai phép nhân hóa rất độc đáo. Ta sẽ thường thấy trong các dòng thơ của Huy Cận. Sóng đã lặng và đêm đã đến. Cả bầu trời rực lửa ở dòng đầu đã chuyển hóa thành bầu trơi đêm.

Ở câu thơ thứ ba, từ “lại” đã nhấn mạnh được đoàn thuyền ra khơi đánh cá là một công việc rất thường xuyên. Nó lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn không dừng. Tuy phải lao động vất vả mỗi ngày nhưng tinh thần của người dân lao động lại “câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Họ vẫn cất cao tiếng hát vui tươi, lạc quan.

Như vậy, khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa trước mắt chúng ta khung cảnh bầu trời hoàng hôn khi đoàn thuyền ra khơi. Đồng thời, nó đã bắt đầu lột tả được tinh thần lạc quan, hăng say lao động của người dân trong thời kỳ đổi mới.

Trên đây là phần Ôn tập về thơ lớp 9. Em cần nắm chắc kiến thức để có một kì thi tốt trong tương lai.