Soạn Các thành phần biệt lập, trang 18-19 sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2
I – THÀNH PHẦN TÌNH THÁI
Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi:
a) Với lòng mong nhớ của anh, “chắc” anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. “Có lẽ” vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Câu 1(Soạn Các thành phần biệt lập): Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
Trả lời:
Từ ngữ in đậm “chắc” “có lẽ” trong câu thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc được nêu trong câu, cụ thể như sau:
+ Chắc: thể hiện nhận định có sự tin tưởng, tin cậy cao.
+ Có lẽ: thể hiện nhận định người nói có độ tin cậy nhưng chưa chắc chắn lắm.
Câu 2 (Soạn Các thành phần biệt lập): Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
Trả lời:
+ Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của hai câu trên không thay đổi.
+ Vì từ “chắc” “có lẽ” không biểu thị nội dung chính của câu, chỉ dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu.
II – THÀNH PHẦN CẢM THÁN
Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:
a) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
b) – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 1 (Soạn Các thành phần biệt lập): Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
Trả lời:
Từ ngữ in đậm “trời ơi” “ồ” trong các câu trên không chỉ sự việc, sự vật nào.
Câu 2: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”?
Trả lời:
Dựa vào những từ ngữ, câu văn kế tiếp phía sau từ cảm thán
“ồ” “trời ơi” để chúng ta hiểu được tại sao người nói lại kêu lên “ồ” hoặc kêu “trời ơi”.
Câu 3: Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
Trả lời:
Các từ ngữ in đậm “ồ” “trời ơi” được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ.
III – LUYỆN TẬP
Câu 1: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
Trả lời:
a) Thành phần tình thái: “có lẽ”
b) Thành phần cảm thán: “chao ôi”
c) Thành phần tình thái :“ hình như”
d) Thành phần tình thái: “ngờ ngợ” “chả nhẽ”
Câu 2 (Soạn Các thành phần biệt lập): Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): “chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như”.
(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau.)
Trả lời:
Sắp xếp các từ ngữ thể hiện độ tin cậy (độ chắc chắn) theo thứ tự tăng dần là:
+ Dường như/ Hình như/ Có vẻ như -> Có lẽ -> Chắc là -> Chắc hẳn -> Chắc chắn.
Câu 3: Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ “chắc”?
Trả lời:
+ Trong số các từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu “Với lòng mong nhớ của anh…. Anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh”, với từ “chắc chắn” người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Với từ “hình như” có trách nhiệm thấp nhất.
+ Tác giả Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ “chắc” bởi từ này có độ tin cậy cao hơn từ “hình như” và không được tin cậy cao như từ “chắc chắn”, vì tác giả chỉ là người kể chuyện và dự đoán theo cảm xúc cá nhân chứ không thể chắc chắn được điều gì có thể xảy ra.
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Trả lời:
Trong các bài hát viết về mẹ, em thích nhất bài hát “Ước mơ của mẹ”. Mỗi khi nghe bài hát này của nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền làm em yêu thương mẹ rất nhiều. Chao ôi, những ca từ của ca khúc thật sâu sắc và ý nghĩa: “Mẹ cũng quên dần quên, ước mơ của mẹ là gì/ Mẹ vẫn đang bận lo, làm sao có một bữa cơm no/ Ngoài kia thế giới bao la rộng lớn/ Còn thế giới của mẹ chính là con, là niềm vui của con, là ngôi nhà, là gia đình”.
Với giai điệu nhẹ nhàng, ấm áp, sâu lắng, ca khúc “ước mơ của mẹ” có lẽ đã chạm đến từng ngóc ngách của trái tim về tình yêu mẹ bao la của mỗi người. Chắc hẳn, khi nghe bài hát ai cũng cho chung một cảm xúc giống như em