VĂN BẢN
Văn bản trên là những câu tục ngữ về nội dung gì? Giải nghĩa hình ảnh “mặt người” và “không tày”
Trả lời:
Văn bản trên là những câu tục ngữ về con người và xã hội.
Giải nghĩa:
Hình ảnh “mặt người” ý chỉ là 1 con người. mặt là từ chỉ của cải, lối nói so sánh giúp người đọc hình dung một cách sinh động và hấp dẫn hơn.
Hình ảnh “không tày” nghĩa là không bằng
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Em hãy đọc kĩ văn bản và phần chú thích trong văn bản để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.
Trả lời:
Phần nội dung này, học sinh tự đọc và nghiên cứu giải nghĩa trong mục chú thích của văn bản. Nội dung gợi ý trả lời được thể hiện ở phần trên.
Ngoài ra, để hiểu sâu hơn về các câu tục ngữ. Học sinh có thể tự tìm hiểu giải nghĩa về nội dung qua mạng Internet.
Câu 2. Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:
a, Nghĩa của câu tục ngữ
b, Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ đó thể hiện
c, Nêu 1 số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chri thực hiện với một số câu làm mẫu)
Trả lời:
a, Nghĩa của câu
– Câu 1 mang ý nghĩa là con người đáng quý hơn của cải, tiền bạc.
– Câu 2: thể hiện về hình thức và phẩm chất của con người cần phải gìn giữ
– Câu 3: mang ý nghĩa dù có nghèo khổ cũng phải sống trong sạch, không gian dối, lươn lẹo
– Câu 4: mang ý nghĩa cần phải học rất nhiều điều trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình
– Câu 5: Đánh giá vai trò quan trọng của người thầy. Nhiều người thành tài được là do có thầy dạy học, chỉ bảo…
– Câu 6: Ý chỉ về việc học theo bạn là một cách học hiệu quả. Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo
– Câu 7: Ý chỉ truyền thống của dân tộc ta. Cần yêu thương, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mang ý nghĩa là phải ghi nhớ, biết ơn công lao của người đi trước.
Câu 9: mang ý chỉ về lòng đoàn kết và tinh thần đoàn kết
b, Giá trị kinh nghiệm
Câu 1: Giá trị của con người
Câu 2: Giá trị phẩm chất, hình thức con người
Câu 3: Giá trị về nhân cách
Câu 4: Giá trị về hành vi ứng xử
Câu 5: Giá trị của người thầy
Câu 6: Giá trị của việc học bạn
Câu 7: Giá trị của đồng loại
Câu 8: Giá trị của lòng biết ơn
Câu 9: Giá trị của tình đoàn kết
c, Ứng dụng cụ thể câu tục ngữ
Câu 1: Phê phán thái độ sống sai lầm, chỉ biết đến tiền tài, vật chất
Câu 2: Phê phán lối sống suồng sã
Câu 3: Giáo dục lối sống, đạo đức pháp luật
Câu 4: Giáo dục người có cách nghĩ chưa đúng đắn
Câu 5: Phải biết tôn trọng người thầy
Câu 6: Chọn cách học và chọn bạn để chơi
Câu 7: Ứng dụng khi ứng xử văn hóa với con người
Câu 8: Giáo dục nhân cách sống
Câu 9: Giáo dục về tinh thần đồng đội, sự đoàn kết trong mỗi hoạt động khó khăn hay đơn giản
Câu 3: So sánh 2 câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Theo em những điều khuyên răn trong hai câu trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau?
Trả lời:
Hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn nhau mà nó đang bổ sung nghĩa cho nhau. Ý chỉ của 2 cầu này là đề cao vai trò của người thầy và người bạn. Ngoài việc học thầy thì chúng ta có thể học bạn. Học bạn hay học thầy đều giúp chúng ta dễ hiểu hơn nhưng về khoảng cách với nhau thì người bạn sẽ tạo cảm giác gần gũi hơn.
Câu tục ngữ tương tự:
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Cái nết đánh chết cái đẹp
Câu 4: Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong câu tục ngữ:
Diễn đạt bằng so sánh
Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ
Từ và câu có nhiều nghĩa
Trả lời:
– Phương pháp 1. Diễn đạt bằng so sánh qua câu 1, 6, 7. Cụ thể
(1) Một mặt người bằng mười mặt của. So sánh mặt người với mặt của. 1 đem so sánh với 10.
(6) Học thầy không tày học bạn. So sánh thầy với bạn
(7) Thương người như thể thương thân. So sánh con người khác với thân thể mình
– Phương pháp 2. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ qua câu 8, 9. Cụ thể:
(8) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hoán dụ hình ảnh thành quả của thế hệ sau hưởng thụ phải nhớ đến công lao của những người đi trước
(9) Hoán dụ hình ảnh 1 cây, 3 cây là hình ảnh con người. Núi non, núi cao là hoán dụ cho hình ảnh thành công trong cuộc sống
– Phương pháp 3: Từ và câu có nhiều nghĩa được thể hiện qua câu 2, 4. Cụ thể:
(2) Hình ảnh cái răng, cái tóc mang cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen là yếu tố về hình thức và phẩm chất nói chung của con người.
(4) Hình ảnh ăn, nói, gói mở mang nhiều ý nghĩa, là nhiều hành động khác nhau. ý chỉ về cách ứng xử nói chung.
LUYỆN TẬP
Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài 19 đã học.
Trả lời:
Một số câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa là:
Trái nghĩa:
Qua cầu rút ván, Ăn cháo đá bát
Đồng nghĩa:
Uống nước nhớ nguồn
Giỏi một người không được, chăm một người không xong