Phần 1: đọc văn bản Con cò trong ca dao.
Để tìm hiểu kỹ về văn bản, hoạt động đầu tiên trong phần tự đánh giá Con cò trong ca dao là các bạn cần đọc tác phẩm mà trong sách đưa ra.
Phần 2: Trả lời các câu hỏi trong để tìm hiểu về văn bản Con cò trong ca dao
Câu 1. Mục đích chính của đoạn trích trên là gì?
- Cung cấp thông tin về con cò và người nông dân.
- Bày tỏ tình cảm của người viết với con cò.
- Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò.
- Giới thiệu, thuyết minh về con cò và người nông dân.
Trả lời: C.
Câu 2. Phương án nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên?
- Nhân vật và sự việc.
- Lí lẽ và dẫn chứng.
- Lời kể và người kể.
- Thời gian và địa điểm.
Trả lời: B
Câu 3. Câu nào sau đây là câu nêu vấn đề để bàn luận?
- Trong ca dao dân ca Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò.
- Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?
- Những câu ca dao hay và cổ nhất của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”.
- Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu.
Trả lời: B
Câu 4. Ý nào sau đây nêu đúng nhiệm vụ của đoạn (1) trong đoạn văn trên?
- Giải thích vấn đề cần bàn luận.
- Nêu vấn đề cần bàn luận.
- Chứng minh ý kiến của người viết.
- Nêu cảm nghĩ của người viết.
Trả lời: B
Câu 5. Nội dung chính của đoạn (2) là gì?
- Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân.
- Ca ngợi cuộc sống của con cò và người nông dân.
- Miêu tả đặc điểm và tính cách của loài cò.
- Miêu tả cuộc sống lao động của người nông dân.
Trả lời: A
Câu 6. Ý chính của đoạn (3) là gì?
- Khẳng định con trâu là người bạn thân nhất của người nông dân.
- Miêu tả đặc điểm công việc và tính cách chậm chạp của con trâu.
- Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu.
- Chứng minh con trâu là tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng.
Trả lời: C
Câu 7. Câu nào sau đây nêu được ý chính của đoạn (4)?
- Con cò mới là người bạn thân nhất của người nông dân khi lao động.
- Con cò tuy ngày đêm lặn lội nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh.
- Cuộc sống của con cò cũng vất vả nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao.
- Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân.
Trả lời: D
Câu 8. Dòng nào nêu bằng chứng làm sáng tỏ cho lí lẽ: “Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…””?
- Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân thường thấy con cò bên họ.
- Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bời ao,…
- Con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát,…
- Con cò trắng kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh.
Trả lời: B
Câu 9. Dòng nào sau đây nói đúng về hiện tượng từ mượn trong văn bản Con cò trong ca dao?
- Ít sử dụng từ mượn.
- Không sử dụng từ Hán Việt.
- Chỉ dùng từ thuần Việt.
- Có sử dụng từ tiếng Anh.
Trả lời: C
Phần 3: Viết đoạn văn tự đánh giá Con cò trong ca dao
Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 3 – 4 dòng) để trả lời câu hỏi: “Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận?”.
Gợi ý đoạn văn:
Sở dĩ, khẳng định văn bản Con cò trong ca dao là một văn bản nghị luận vì nó đã mang đầy đủ những đặc điểm loại hình này. Đó là văn bản có nội dung nhằm thuyết phục người đọc và người nghe lí do hình ảnh “con cò” thường xuất hiện trong ca dao Việt Nam ở đầu đoạn văn. Và để thuyết phục được người đọc và người nghe, người viết văn bản đã dùng nêu quan điểm ý kiến của mình, đồng thời dùng các lí lẽ và dẫn chứng, bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ điều đó trong các đoạn văn còn lại.