Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là tác phẩm văn học nổi tiếng trong nước nói về tình yêu quê hương, đất nước.

Quê hương

I- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Tác giả:

– Tế Hanh (1921-2009) quê ở Quảng Ngãi

– Là một trong những tác giả trong phong trào Thơ mới

– Các sáng tác của ông phục vụ cách mạng và kháng chiến

– Ông được nhà nước trao tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật 1996

Tác phẩm:

Quê hương là nguồn cảm hứng trong suốt đời thơ của Tế Hanh. 

Câu 1. Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?

Trả lời:

Hình ảnh dân chài bơi thuyền ra khơi dưới ngòi bút của nhà thơ: (câu 3 đến câu 8)

– Cảnh sớm mai với thời tiết trong lành, mát dịu qua từ “trời trong”, “sớm mai hồng”, “gió nhẹ”

– Cảnh con người khỏe khoắn, đậm chất làng chài “dân trai trang”

– Cảnh con thuyền giống như “tuấn mã” oai phong, hùng dũng vượt biển khơi

– Hình ảnh đặc sắc nhất là cánh buồm được tác giả ví như hồn làng chài. Hình ảnh biểu trưng này mang hồn cốt và sắc thái của dân chài miền biển. Một vẻ đẹp lớn lao, hùng vĩ.

Cảnh đoàn thuyền trở về (8 câu tiếp theo)

– Không khí đón thuyền trở về tấp nập, đông vui như ngày hội

– Con người với làn da rám nắng, thân hình nồng thở biểu thị hình dáng đặc trưng của người dân làng chài. 

– Hình ảnh cá đầy thuyền ghe gợi tả cảm xúc ngọt ngào trước thành quả lao động vất vả.

– Hình ảnh con thuyền trở về với đầy mệt mỏi nên nằm im lìm. Chất muối thấm dần thớ vỏ

Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?

Qua đó cho ta thấy được hình ảnh mang phong vị đậm chất nên thơ của làng chài. Hình ảnh quê hương đẹp đến nao lòng. Từ cảnh ra khơi cho đến lúc trở về.

Câu 2. Phân tích các câu thơ sau:

– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Trong câu thơ thứ 1.

– Nói về hình ảnh cánh buồm “giương to” vừa gợi tả chân thật vừa tinh tế khắc họa hình ảnh cánh buồm.

– Lối so sánh ẩn dụ ví cánh buồm như mảnh hồn làng đã tạo nên một hình ảnh đẹp. Một lối so sánh tuyệt hay giữa cái cụ thể nhìn, ngắm, sờ thấy được với cái biểu trưng không sờ được mà chỉ cảm nhận bằng trái tim con người.

– Sự khoáng đạt và mạnh mẽ như tính cách của người dân làng chài khi “rướn thân” hòa vào gió biển để tìm kiếm nguồn sống, đương đầu với thử thách.

Trong câu thơ thứ 2:

Nói về hình ảnh của người dân làng chài với làm da rám nắng, thân hình vạm vỡ, nồng thở đầy hương vị của biển cả.

– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng: Vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ, rắn rỏi

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho người đọc cảm nhận được hơi thở và khó khăn, cực nhọc của người dân

Câu thơ như toát lên phong vị của người làng chài với bao nhiêu vất vả, khó nhọc. Họ đã trải qua và đương đầu với thử thách để tạo nên sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên hùng vĩ, bao la.

Câu 3. Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

Trả lời:

Qua bài thơ Quê hương có thể thấy, tác giả là một con người rất yêu quê hương của mình. Ông như người từng trải với những phong vị mặn mòi của biển cả. Ông cảm nhận được hết những điều thầm kín của quê hương, của vùng biển và cả con người nơi đây.

Tình cảm ấy của ông xuyên suốt bài thơ, mỗi câu thơ là chất đầy những cảm xúc của mình. Hình ảnh ấy luôn in đậm trong tâm trí của nhà thơ tạo nên cảm xúc dâng trào.

Bài thơ cũng gợi tả nỗi nhớ quê hương da diết của ông.

Câu 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?

Trả lời:

Bài thơ có nhiều hình ảnh nghệ thuật đặc sắc

– Khắc họa bằng hình ảnh chân thực, rõ nét bằng cách sử dụng màu sắc của sự vật, tăng giá trị biểu cảm.

– Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và so sánh gợi tả vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người

Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả xen lẫn biểu cảm gợi tả được vẻ đẹp quê hương và nỗi nhớ quê nhà của tác giả.

II – LUYỆN TẬP

Câu 1. Học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ?

Trả lời:

Học sinh tự học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ

Câu 2. Sưu tầm, chép lại một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất?

Trả lời:

Gợi ý 1 số đoạn thơ:

1,

Đi xa cũng đã bao năm,

Nay về quê Mẹ, ra thăm cánh đồng.

Lạc vào cõi lúa mênh mông,

Như ai phơi thảm, sắc bông thóc vàng.

-Duy Hiển-

2,

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợm bướm vàng bay

-Đỗ Trung Quân-

3,

Tóc dài em xõa ngang vai

Bóng quê hương đổ dặm dài phía sau

Bến sông đợi một nhịp cầu

Thênh thang đồng lúa một màu ngát xanh

-Hiền Nhật Phương Trần-