Với ngòi bút sâu sắc và cái nhìn thấu hiểu, nhà văn Kim Lân cùng những tên tuổi khác như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,… đã ghi dấu ấn trong nền văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nếu như ta tìm thấy tiếng cười sâu cay trong những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan. Nếu ta bắt gặp sự đau đớn, lạnh lùng trong từng lời văn của Nam Cao, thì khi phân tích tác phẩm Vợ nhặt, ta chỉ thấy ở Kim Lân, một bức tranh toàn cảnh về hiện thực xã hội cũ. Kim Lân chỉ vẽ lại xã hội đương thời bằng bút pháp hiện thực phê phán, từ đó làm nổ bật lên giá trị nhân văn cao đẹp.
Tác phẩm Vợ nhặt diễn ra trong hoàn cảnh không giống ai, đó là nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945. Mặc dù chỉ diễn ra trong vòng vài tháng, nhưng giặc đói này đã khiến 2 triệu đồng bào từ Bắc Kỳ tới Quảng Trị thiệt mạng vì đói rét. Qua ba nhân vật Tràng, thị và bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân lột tả được cảnh tược tiêu điều, thê thảm của một xóm ngụ cư, trong thời khắc thương đai nhất của lịch sử đất nước.
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt qua tình huống truyện
Mở bài
Người ta thường bảo, thời thế tạo anh hùng, hoàn cảnh chi phối tới con người. Đúng vậy, phân tích tác phẩm Vợ nhặt các bạn sẽ thấy điều đó hoàn toàn đúng. Vợ nhặt đã được ra đời ngay trong nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc, năm 1945. Trong hoàn cảnh đói không có nổi hạt cơm ăn đó, thì Tràng, một người đàn không đẹp mã, nhà nghèo, sống ở xóm ngụ cư. Đã thế tính tình lại ngốc nghếch. Nhưng vì nghèo nên Tràng lấy được vợ. Nói đúng hơn, anh ta nhặt được vợ. Và thế là câu chuyện Vợ nhặt ra đời… Quả thực là một tình huống truyện độc đáo, chỉ có con mắt tinh tường như nhà văn Kim Lân mới có thể thấy, có thể nắm bắt được.
Thân bài
- Luận điểm 1: Phân tích nhân vật Tràng
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt, đầu tiên phải nói tới Tràng. Tràng là dân ngụ cư. Có nghĩa là dân tha hương cầu thực, bỏ xứ đi tìm nơi khác để sinh nhai, làm ăn. Tràng ngụ cư nên bị phân biệt đối xử với người bản địa. Tràng không được chia ruộng, không có một mảnh đất cắm dùi. Tràng còn có mẹ già. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê, công việc không ổn định, bấp bênh. Thật là thảm hại, đáng thương!. Nhà văn Kim Lân đã cho Tràng sống trong hoàn cảnh nghèo hết chỗ để nghèo, lại tặng thêm cho Tràng một ngoại hình xấu tệ. Nhà văn miêu tả: “hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, thân hình to lớn vập vạp”. Đa thế lại thêm cái tật “vừa đi vừa lảm nhảm những điều mà mình nghĩ”, mà khi cười thì lại hay ngửa mặt lên trời rồi cười hầy hầy.
Mặc dù không hút hồn được cô cái trẻ nào, nhưng Tràng lại được lũ trẻ trong xóm mê tít. Bởi Tràng mang lại tiếng cười cho chúng. Nhưng rồi, trong một lần đang làm việc, Trang nói đùa “Muốn ăn cơm trắng mấy giò, lại đây mà đẩy xe bò cùng anh”. Tưởng rằng chỉ là câu nói vu vơ, không ai đáp lại, ấy vậy mà có người con gái ra đẩy xe ho Tràng thật và theo Tràng về làm vợ thật. Thế là sau hai lần gặp gỡ, với 4 cái bánh đúc làm quà, Tràng nhặt được vợ. Thật hài hước nhưng thật đáng thương đáng trân trọng. Từ khi có vợ, Tràng thay đổi tâm tính.
Đầu tiên, Tràng biết thương vợ, thấu hiểu tâm lý phụ nữ khi lấy chồng. Tràng đã dẫn thi đi mua đồ, dẫn thị đi ăn để thay cho tiệc cưới tiệc mừng cưới. Đặc biệt, Tràng còn mua thêm dầu về thắp cho sáng nhà, để đón thị về làm dâu, một việc làm được xem là hoang phí trong khi nạn đói hoành hành. Hành động của Tràng thật cảm động. Tuy người vợ ấy vì cái đói mà theo Tràng, nhưng Tràng vẫn vô cùng trân trọng.
Tràng thực sự là một người chồng đức độ. Tràng hạnh phúc thật sự. Mắt Tràng không chỉ sáng lên lấp lánh mà Tràng còn quên đi cảnh sống tăm tối, ê chề hang ngày. Tràng bối rối lúc chờ mẹ về để thưa chuyện nhưng cũng rất chững chạc, trách nhiệm, nghiêm túc khi giới thiệu với mẹ. Điều này càng cho ta thấy, không thể nhìn vẻ ngoài mà bắt hình dong. Tuy rằng Tràng xấu đấy, Tràng nghèo đấy, nhưng tâm hồn Tràng thật cao thượng. Không dừng lại đó, nhà văn Kim Lân tiếp tục lột tả nhân vật Tràng bằng vẻ đẹp của môt con người ý thức và trách nhiệm làm trụ cột của gia đình sau đêm tân hôn “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người. Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.
Từ chuyện nhặt được vợ, trong tâm trí Tràng bỗng trào dâng khát khao đổi đời. Vì thế, Tràng bắt đầu quan tâm tới chính sự xã hội. Trang có thể sẽ theo Việt Minh đi cướp kho thóc Nhật nếu lần sau gặp lại. Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” lẩn khuất tỏng trí óc Tràng. Đó cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật Tràng. Đó là những hy vọng, niềm tin và giải pháp cho Tràng cũng như người dân trước nạn đói năm khủng khiếp đó.
- Luận điểm 2: phân tích nhân vật người vợ
Người thứ hai cần lưu tâm tới khi phân thích tác phẩm Vợ nhặt không ai khác chính là thị. Người ta không biết thị là ai, giống như bao phận người rẻ rung trước nạn đói. Cái xã hội như thế dường như không thể cho người ta đẹp nên nhân vật thị của Kim Lân mang dáng vẻ tàn tạ “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “gầy xọp”, “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”, rồi “cái ngực gầy lép nhô lên” và “hai con mắt trũng hoáy”. Đã thế thị lại có lối ăn nói thô kệch, chua ngoa, sưng sỉa. Vì đó mà thị trở thành kẻ liều lĩnh cùng đường.
Thế nhưng, thực chất có phải thị là người như thế. Không! Đó là do hoàn cảnh đã khiến thị trở nên thật phản cảm và đáng ghét. Nhưng đó cũng bộc lộ khát khao sống của thị. Chỉ cần được sống thì làm gì thị cũng làm, thậm chí là làm vợ nhặt. Vẻ đẹp thứ hai của thị chính đó là sự nữ tính sau khi làm vợ Tràng. Thị bỗng nhiên bẽn lẽn, thẹn thùng như bất kỳ cô dâu nào ngày đầu về nhà chồng.
Nhất là khi về nhà Tràng, dù rằng vô cùng thất vọng cảnh tượng nghèo đói của nhà chông nhưng thị không buông bỏ, than phiền. Thị quyết tâm cùng chồng vun vén gia đình. Không những thế, thị còn rất lễ phép với mẹ già. Thị chăm chú lắng nghe lời chỉ dạy của cụ Tứ. Đã thế, sáng hôm sau, thị chứng tỏ là một người phụ nữ đảm như làm hết việc nhà từ sớm. Đặc biệt, cách xử lý của thị khi thưởng thức món “chè khoán” vô cùng tinh tế, khéo léo. Dù thị thấy món đó khó nuốt, nhưng thị cố giấu sự thất vọng, bởi thị không muốn mất đi không khí vui trong gia đình, làm mẹ chồng phải buồn. Thị quả thực là một người phụ nữ tử tế. Và cuối cùng, sau tất cả những điều đó, nhà văn Kim Lân khẳng định, thị đẹp nết, thi suy nghĩ lạc quan và luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, thị tin rằng khi cả gia đình bên nhau thì đều sẽ có lối thoát khỏi cảnh thảm thương này.
- Luận điểm 3: Nhân vật bà cụ Tứ
Nhân vật thứ 3 của của Vợ nhật là bà cụ Tứ. Bà được nhà văn mô tả là một người cả đời cơ cực, long đong lận đận. Những tưởng rằng ước mơ việc Tràng có vợ sẽ không bao giờ thành hiện thực, thì ngay cái lúc cái chết cận kề, thì con trai lại “nhặt” được vợ. Cảnh tượng này bà vừa mừng vừa lo. Đầu tiên, khi nghe Tràng nói về thị, cụ rất bất ngờ và bối rối. Tiếp đến là thấy buồn, thấy tủi cho mình và cho con trai. Là một người mẹ, bà chẳng mong gì hơn con trai lấy vợ. Ấy thế, sao nó lại lấy vợ vào cái lúc đói kém, nay sống mai chết. Bà thực sự không chỉ buồn mà còn lo cho tương lai của vợ chồng con.
Nhưng rồi, cụ đã suy nghĩ tích cực hơn. “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lắm”. Câu nói ấy là để chính thức nhận thị làm dâu. Tuy không phải cưới hỏi, tổ chức linh đình gì, nhưng cụ vẫn không quên dặn dò động viên Tràng và vợ về chuyện làm ăn kế hoạch trong tương lai. Cụ muốn truyền niềm tin và hy vọng tới các con, nhằm xua đi bóng ma tử thần đang ám ảnh bao quanh.
- Luận điểm 4: Phân thích giá trị nghệ thuật trong tác phẩm
Phân tích Vợ Nhặt qua giá trị hiện thực
Có thể nói, phân tích Vợt nhặt các bạn sẽ cảm nhận rõ rệt giá trị hiện thực của tác phẩm. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả một cách thê thảm nạn đói qua 3 nhân vật chính. Đó là vì cái đói người ta có thể tha hóa nhân cách. Cái đói làm cho hạnh phúc con người trở nên thật tội nghiệp, mong manh. Quả thực, Vợ nhặt là tác phẩm có sức tố cáo mạnh nhất những tội ác tày đình của thực dân, phát xít.
Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt qua giá trị nhân đạo
Bên cạnh giá trị hiện thực là giá trị nhân đạo khi phân tích tác phẩm Vợ nhặt. Đó là tình người cao đẹp trong hoạn nạn được thể hiện của 3 nhân vật chính. Đó là sự đức độ, thấu hiểu của Tràng với người vợ nhặt của mình. Đó là sự thức tỉnh bản năng làm vợ của thị, về thiên chức, bổn phận, trách nhiệm. Giá trị nhân đạo ở đây còn thể hiện qua tình yêu bà cụ Tứ dành cho con. Dù con bà xấu xí, ngờ nghệch, nhưng luôn biết hướng tới sự sống, niềm hi vọng, tin tưởng vào tương lai:
Kết bài
Có thể khẳng định, qua việc phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, mới thấy ông xây dựng tác phẩm thật hay, thật hoàn hảo. Đặc biệt, thông qua các nhân vật, tình huống truyện, nhà văn càng khẳng định được giá trị hiện thực và giá nhân đạo. Chính những điều đó đã làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm có 1-0-2 này.